Nỗi đau thật sự sau khi kết thúc một mối quan hệ không chỉ nằm ở sự vắng mặt của một người mà là khoảng trống danh tính, cảm xúc và cả tương lai từng tin là chắc chắn.
Theo các tiến sĩ Chandra Khalifian và Kayla Knopp, hai nhà tâm lư học lâm sàng Mỹ, những cảm xúc nói trên là phản ứng hoàn toàn b́nh thường và "rất con người".
Chia tay đôi khi là cần thiết, nhưng không làm giảm bớt nỗi đau. Dưới đây là những lư do khiến việc kết thúc một mối quan hệ có thể để lại khoảng trống kéo dài, cả bên ngoài lẫn bên trong:
Mất mát một tương lai chưa kịp h́nh thành
Chia tay không chỉ khép lại một mối quan hệ mà c̣n chấm dứt cả một câu chuyện tương lai mà hai người đă bàn bạc cùng nhau xây dựng, có thể là kế hoạch sinh con, dưỡng già hoặc chỉ đơn giản là những buổi chiều chủ nhật đi dạo công viên.
Những viễn cảnh từng rơ ràng bỗng trở nên mơ hồ, để lại cảm giác tiếc nuối về "những điều có thể đă".
Các nhà tâm lư học gọi đó là "mất mát mơ hồ", không dễ gọi tên như mất người thân hay tài sản, nhưng vẫn gây đau đớn theo những cách âm thầm và dai dẳng.

Ảnh minh họa:Shutterstock
Không c̣n chữ "chúng ta" trong danh xưng
Trong các mối quan hệ lâu dài, mỗi người không chỉ là "tôi" mà c̣n là một phần của "chúng ta". Khi chia tay, nhiều người không chỉ mất đi người đồng hành mà c̣n đánh mất vai tṛ từng định nghĩa bản thân như vợ, chồng, người đồng hành, chỗ dựa tinh thần.
"Chia tay là trải nghiệm không chỉ cắt ĺa một mối quan hệ, mà c̣n buộc bạn phải xây dựng lại chính ḿnh, đôi khi từ đầu", tiến sĩ Khalifian cho biết.
Khoảng trống cảm xúc không dễ lấp đầy
Một mối quan hệ, dù hạnh phúc hay nhiều mâu thuẫn, vẫn là điểm tựa cảm xúc quen thuộc. Khi điều đó biến mất, sự im lặng có thể trở nên khó chịu hơn cả căi vă.
Người ta vẫn có thói quen cầm điện thoại để chia sẻ một tin vui, một điều nhỏ nhặt trong ngày, rồi chợt nhận ra không c̣n ai ở đầu dây bên kia.
Sự trống rỗng đó là một phần tự nhiên của quá tŕnh buông bỏ và cũng là một trong những phần khó khăn nhất để vượt qua.
Tội lỗi và cảm giác thất bại
Dù việc chia tay là do cả hai quyết định hay một phía chủ động, nhiều người vẫn mang theo cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc thất bại. Họ tự hỏi liệu ḿnh đă cố đủ chưa?, có phải lỗi do ḿnh không? hay ân hận lẽ ra nên cố thêm một thời gian.
Theo tiến sĩ Knopp, điều này bắt nguồn từ văn hóa coi các mối quan hệ dài lâu là "thành công" và chia tay đồng nghĩa với "thất bại".
Nhưng thực tế, có những mối quan hệ đă hoàn thành vai tṛ của nó. "Đôi khi, hành động yêu thương nhất là biết buông tay", bà nói.
Những nỗi đau thực tế khi buông bỏ
Việc chia tay không chỉ là chuyện cảm xúc. Đó c̣n là những thủ tục thực tế như chuyển ra khỏi nhà chung, phân chia tài sản, sắp xếp lại tài chính hoặc điều phối việc nuôi dạy con cái.
Mỗi bước đi đều như nhắc lại điều ǵ đó đă kết thúc, khiến vết thương tưởng chừng đă liền, có thể lại rỉ máu.
Chữa lành không phải là quên đi
Theo các chuyên gia, phục hồi sau chia tay không phải là "vượt qua" hay "quên đi" mà là học cách định h́nh lại cuộc sống, nơi chính bạn là trung tâm. Đó có thể là t́m lại đam mê từng bị bỏ quên, tạo ra thói quen mới chỉ dành riêng cho bản thân hoặc kết nối lại với bạn bè, cộng đồng.
Quan trọng hơn, quá tŕnh chữa lành không tuyến tính, sẽ có những ngày mạnh mẽ và cả những ngày yếu ḷng. Và điều đó hoàn toàn b́nh thường.
VietBF@sưu tập