Nhiều CTCK không muốn sinh ra bộ phận quản lư rủi ro v́ chẳng ai lại muốn bỏ tiền để nuôi một… cảnh sát ở ngay trong công ty, để chuyên “nh́n ngó” chính công ty ḿnh.
Trong một Cty chứng khoán (CTCK), bộ phận quản trị rủi ro không phải là những người đảm trách các vị trí ăn lương cao, bổng hậu “nhất bảng”... nhiều CTCK thậm chí c̣n không muốn sinh ra bộ phận này một khi chưa bị “trên ép xuống” và có quy định bằng văn bản. Bởi, nói như một chuyên gia th́ chẳng ai lại muốn bỏ tiền để nuôi một… cảnh sát ở ngay trong Cty, để chuyên “nh́n ngó” chính Cty ḿnh.
Nhưng, nếu không có bộ phận quản trị rủi ro, liệu cỗ xe Cty có đảm bảo sẽ không bao giờ vấp ổ gà, trật bánh?
Những “Mr... rủi ro quá!”
Ở CTCK VS, có bộ phận đặc biệt chỉ gồm hai người: một trưởng pḥng và một nhân viên. Thế nhưng bộ phận này lại nhiều việc, v́ phải chịu trách nhiệm trực tiếp xét duyệt nguồn vốn cho khách hàng cá nhân, đồng thời không thể lơi lỏng quản trị rủi ro (QTRR) đối với cả các tổ chức, định chế tài chính trong những khâu có thể xảy ra rủi ro như đặt lệnh, chuyển tiền, kư kết hợp đồng.
Nhiều broker (nhân viên môi giới) đụng độ với các QTRR viên tới mức ra đường chẳng muốn nh́n mặt nhau, do nhiều khách hàng của broker đă “nói lời chào tạm biệt” và đi mở tài khoản ở những CTCK dễ dàng hơn.
Cuối năm, khi Cty họp tổng kết về b́nh chọn các kỷ lục nhân viên môi giới giỏi nhất, nhân viên năng động nhất..., th́ bộ phận QTRR “ẵm” giải quán quân “phát ngôn ấn tượng nhất”, với câu nói gắn liền cửa miệng: “Rủi ro quá!”. Các đồng nghiệp trong CTCK VS. từ đó gọi hai đồng sự này là những “Mr... Rủi ro quá!”.
Dĩ nhiên, không phải Cty nào cũng có một bộ phận QTRR, và cũng có chuyện vui với bộ phận QTRR như VS. Trên thị trường tài chính thế giới, mỗi một tổ chức tài chính lớn đều có bộ phận QTRR. Nhưng ngay cả ở những thị trường phát triển th́ không phải lúc nào bộ phận này cũng được “tôn vinh”.
Sau sự kiện khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ hoạt động cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ năm 2008, QTRR đă được chú trọng nhiều hơn. Riêng với những TTCK mới nổi, hầu hết, QTRR đều đang ở thời kỳ “trứng nước”.
Nhưng có lẽ không như nơi nào giống thị trường mới nổi VN, khi mà các QTRR viên đều là “tay ngang”, không có một trường lớp, khóa học cụ thể nào đào tạo lĩnh vực này, mặc dù thị trường đă ra đời hơn 10 năm nay.
Không những thế, khung pháp lư và các biện pháp chế tài của cơ quan quản lư thị trường cũng chưa đủ để “răn đe” hay “thấm vào đâu” so với lợi nhuận mà nếu cố t́nh vi phạm, NĐT hoặc tổ chức tài chính có thể kiếm được. V́ thế, UBCK NN (SSC) phạt cứ... phạt, tần suất lẫn mức độ vi phạm, tiêu cực trên TTCK vẫn không ngừng gia tăng.
Ông Lê Minh Tâm - TGĐ CTCK KEVS cho rằng: “Không thể đổ lỗi cho năng lực giám sát của SSC, v́ với quy mô và sự đang dạng các những h́nh thái vi phạm như hiện nay, nhân sự của SSC là không đủ để giám sát được những tiêu cực, vi phạm này. Vấn đề thuộc về đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực của mỗi một CTCK, mỗi một NĐT. Họ phải tự nâng cao năng lực giám sát, quản trị rủi ro của CTCK, của tài khoản ḿnh”.
Khi SSC... làm thay
Cũng có quan điểm cho rằng chỉ ở những Cty quy mô lớn, vốn lớn, mới cần có bộ phận QTRR. Ông Huỳnh Anh Tuấn - TGĐ CTCK SJCS, chia sẻ: Khác với các ngân hàng có đa dạng sản phẩm từ cho vay kinh doanh, tiêu dùng tới thế chấp... rất cần có QTRR, th́ ở CTCK chỉ có nghiệp vụ margin (kư quỹ) là liên quan đến cấp tín dụng, mà nghiệp vụ này đă có những quy định rất cụ thể nên cũng chẳng nhất thiết các CTCK phải lập bộ phận QTRR. Nói cách khác, SSC đă làm thay công việc QTRR cho các CTCK thông qua các quy định rất cụ thể, ngoại trừ một số CTCK cố ư vi phạm.
Trên thực tế, không nhiều CTCK mong đợi việc “làm thay” QTRR của SSC. Chẳng hạn như với hoạt động margin, SSC đă đưa ra “chốt chặn” là tổng dư nợ cho vay margin của một CTCK đối với một loại chứng khoán không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của CTCK, và không phân biệt giá trị tài sản trong tài khoản của NĐT cũng như cổ phiếu (không tính 156 cổ phiếu trong danh sách đen không được giao dịch margin), th́ mỗi NĐT chỉ được vay không quá 3%/ vốn điều lệ của CTCK và không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết.
Đây là một tỷ lệ kư quỹ rất chặt nhằm hạn chế rủi ro khi NĐT sử dụng đ̣n bẩy tài chính và đảm bảo an toàn cho CTCK, cho thị trường, nhưng chặt quá lại lại hóa ra gần như chặn luôn mọi khía cạnh tích cực của margin.
Những cổ phiếu tốt, có vốn hóa thị trường vài ngh́n tỉ đồng như cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai, Vinamil..., do quy định này nên “room” kư quỹ cũng được đánh đồng với những cổ phiếu chỉ cóvốn hóa vài chục tỉ đồng.
Giả sử một NĐT có nhu cầu đầu tư HAL, họ tới CTCK nhưng “room” cho vay HAL của CTCK này đă đầy 10%, CTCK đó sẽ phải có 2 lựa chọn: Chấp nhận để NĐT qua CTCK khác mở tài khoản và giao dịch CP này, hoặc “lách” quy định của SSC để giữ chân khách hàng.
Trong vai tṛ cơ quan quản lư và giám sát thị trường, một số “chốt chặn” của SSC cũng không khỏi khiến thị trường... ngạc nhiên.
Chẳng hạn ngay sau bài báo đầu tiên đánh động về nghi an vỡ nợ của bà Huỳnh Thị Huyền Như, mà trong đó CTCK K. (viết tắt) được cho là Cty cuối cùng hứng trọn khoản nợ bằng cổ phiếu xấu trong tài khoản của bà Như, một nguồn tin cá nhân cho biết ngay sau đó SSC đă yêu cầu CTCK KEVS giải tŕnh xem có đúng là Cty có mở tài khoản cho bà Như, và khoản nợ xấu đó hiện đang ra sao. Nhiều CTCK cũng khốn khổ do các tin đồn trên thị trường tung ra, khiến họ phải giải tŕnh và chịu sự giám sát, soi xét rất kỹ của SSC mà không có nguyên do cụ thể.
Hiệu lực mức nào?
Trên một số diễn đàn chứng khoán hiện nay, các NĐT vẫn liên tục “bắn tin” về một số CTCK có “ưu đăi đặc biệt” cho các nghiệp vụ bán khống và margin quá tỷ lệ cho phép, trong danh sách được “bắn tin” có không ít CTCK đang ở top đầu thị phần môi giới của 2 sàn.
“Thực hư ra sao không biết, mức độ vi phạm đến đâu cũng chẳng ai hay, nhưng phải nói là hiện tại gần như SSC vẫn chưa “bắt tận tay day tận trán” được CTCK nào nằm trong các danh sách bắn tin này.
Có thể nói với những t́nh huống cố t́nh, SSC cũng chẳng thể làm thay khâu QTRR cho các tổ chức trên thị trường” - ông Huỳnh Anh Tuấn, TGĐ CTCK SJCS, nói.
Một ví dụ có thể thấy ngay “nghiệp vụ” môi giới cho các NĐT vay chứng khoán lẫn nhau để bán đang nở rộ. Đây được cho là giao dịch giữa 2 NĐT, CTCK ở giữa “ăn” hoa hồng môi giới nhưng không hề “phạm luật” v́ trong hợp đồng dân sự chỉ có sự thỏa thuận của 2 NĐT với nhau. Đó cũng chỉ là một trong số những “sáng chế” mà các CTCK tạo ra để lách luật, trục lợi trên danh sách tạo điều kiện cho các NĐT – khách hàng của ḿnh tham gia thị trường.
Liên quan đến nghi án vỡ nợ mà con số nợ đến thời điểm này đă ước lên tới trên 5.000 tỉ đồng của bà Huỳnh Thị Huyền Như, chủ nợ, nguyên thành viên HĐQT ORS, một chuyên gia cho rằng những CTCK nào đang “dính đạn”, hay đang dấu nhẹm cổ phiếu xấu ở các tài khoản C, rất khó biết rơ.
Bởi không loại trừ khả năng thời gian qua, nhiều CTCK lớn, “nổi tiếng” về tự doanh và cấp đ̣n bẩy tài chính lớn cho NĐT đă đẩy hàng, hoặc kẹt hàng mà dấu không báo cáo, không hạch toán hay thậm chí cho đảo hàng liên tục để không phải đưa vào trường hợp áp hệ số rủi ro thanh toán 100%.
Cũng theo vị này, nghi án nợ lên tới trên 5.000 tỉ đồng là một con số rất cần được xác minh, bởi rất có thể đấy là một ṿng tṛn cho vay, ông A cho ông B vay 2 tỉ đồng, ông B cho ông C vay 3 tỉ đồng, và cứ thế ông N sẽ cho ông A vay 50 tỉ đồng, nhưng thực ra tổng số là lăi vốn trong ṿng tṛn, cho vay qua lại chứ chưa hẳn là khoản cuối cùng.
“Khái niệm NĐT trong nghi án bao gồm cả một số tổ chức tài chính là ngân hàng, CTCK, chứ không chỉ là NĐT cá nhân”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Nói như vậy để thấy TTCK hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề về QTRR. TTCK, cũng như một xă hội thu nhỏ, ở đó một khi người dân đă có ḷng gian dối, cố ư sai phạm, th́ pháp luật và cơ quan quản lư không thể trông đợi vào ư thức tự giác, tự tố cáo hành vi bản thân hay tố cáo người bên cạnh.
Một khung pháp lư đủ chặt và chế tài đủ mạnh, với những quy định rơ ràng, hợp lư, chính là điều mà TTCK đă trông đợi hơn 10 năm nay, và hơn bất kỳ lúc nào, rất cần được hoàn thiện để sớm ban hành!
Theo Lê Mỹ
DDDN