Được coi là nhà toán học, nhà khoa học, nhà vật lư học, nhà hóa học đại tài của nhân loại, Issac Newton luôn được ngưỡng mộ. Cho đến ngày nay, có rất nhiều nghiên cứu, t́m hiểu về ông và đă “thắp sáng” lên những mảng tối của cuộc đời ông.
Tuy nhiên, trái ngược với những công tŕnh khoa học vĩ đại, cuộc đời ông c̣n có nhiều mảng tối. Những nghiên cứu đầu tiên của Isaac Newton là về ánh sáng, ông sáng chế ra chiếc kính viễn vọng mới có tầm nh́n xa và kích thước nhỏ gọn hơn nhiều lần những chiếc kính đương thời. Tuy nhiên, với sự cao ngạo và coi thường ư kiến của các nhà khoa học, ông xa lánh Hội khoa học Hoàng gia Anh. Không bằng ḷng với những nghiên cứu khoa học thuần túy, Isaac Newton t́m hiểu thần học và thuật giả kim. Đắm ch́m trong những nghiên cứu hóa học cổ đại, ông thực hành thuật giả kim từ những văn tự Hy lạp cổ đại.
Ông cũng đă khéo léo che đậy niềm tin tôn giáo có phần kỳ lạ của ḿnh, điều mà có thể khiến ông bị bắt bởi ṭa án dị giáo. Trong một ghi chép về thần học, Newton cho rằng tận thế sẽ đến vào năm 2060. Tất cả những ghi chép này chỉ được công khai vào những năm 1960 v́ hậu duệ của ông lo sợ tính dị giáo.
Cái tên Newton chỉ trở nên nổi tiếng khi nhà toán học người Đức, Gottfried Leibniz công bố công tŕnh của ḿnh. Cũng giống như Newton, Leibniz nghiên cứu toán học với lư thuyết giải tích. Tuy nhiên, Newton cho rằng ḿnh đă khám phá ra lư thuyết này 20 năm trước và Leibniz đă ăn cắp nó. Đáng chú ư là Newton đă không công bố nghiên cứu của ḿnh mà chỉ ghi lại dưới dạng bản thảo. Họ trở thành kẻ thù của nhau từ đây.
Bản thân lư thuyết giải tích của hai nhà khoa học trên cũng bị cho là sao chép từ Ấn độ. Nhiều người Ấn độ cho rằng, nguồn gốc toán giải tích bắt nguồn từ nền văn minh Vedic có niên đại 5000 năm trước công nguyên. Những ghi chép về toán học Vedic trong cuốn sách của Parameshwara có đề cập đến giải tích. Những cuốn sách này được các nhà thám hiểm châu u đem về sau những chuyến hành tŕnh đến Ấn độ.
Tại đây, các nhà khoa học biên dịch và công bố làm nghiên cứu của ḿnh. Điều này đă giải thích sự ra đời độc lập lư thuyết giải tích của Newton và Leibniz. Tuy nhiên, câu chuyện của những nhà nghiên cứu Ấn độ không có được sự thuyết phục bởi những ghi chép về nền văn minh Vedic rất mơ hồ.
Sau khi xuất bản cuốn sách Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica và đặt nền móng cho nghiên cứu vật lư cổ điển, tên tuổi Newton nổi hơn bao giờ hết. Ông thách thức cả vua James II về vấn đề cải tổ tôn giáo; và Newton bắt đầu con đường chính trị khi tham gia Quốc hội. Tuy rằng con đường chính trị không tươi sáng bởi bản tính cao ngạo, đam mê quyền lực và sự nổi tiếng. Newton một mặt công bố những nghiên cứu của ḿnh, mặt khác t́m cách phá hoại tên tuổi của những nhà khoa học cùng thời.
Với tư cách Chủ tịch Hội khoa học Hoàng gia, ông sử dụng ảnh hưởng của ḿnh nhằm xóa bỏ tên tuổi của Robert Hooke và nhà thiên văn học John Flamsteed. Không chỉ dừng ở đây, khi hội đồng giám định kết luận rằng lư thuyết giải tích của Leibniz đă ra đời sau. Người ta phát hiện ra rằng chính Newton đă đứng sau vụ giàn xếp này. Chỉ đến khi cả 2 người qua đời, hội toán học đặt tên công thức giải tích là Newton-Leibniz để chấm dứt tranh căi về vấn đề này. Tất cả những điều thị phi về Newton dường như bị lăng quên khi ông công bố nghiên cứu về trọng lực với câu chuyện quả táo rơi vào đầu.
vbf @ sưu tầm