Hội đồng quản trị của Astronomer cũng đă chấp nhận đơn từ chức và cho biết sẽ t́m kiếm CEO tiếp theo, CNN đưa tin.
Mới đây, tại concert Coldplay ở Boston ngày 16/7/2025, trong phân đoạn “Kiss Cam”, máy quay ghi lại cảnh CEO Astronomer Andy Byron ôm giám đốc nhân sự Kristin Cabot – người mới gia nhập công ty cuối 2024. Video nhanh chóng lan truyền trên TikTok/X, thu hút hàng triệu lượt xem cùng hàng loạt b́nh luận về chủ đề “ngoại t́nh” hoặc “quan hệ ngoài luồng bất chính trong công ty”.
Ngay sau bê bối, ông Andy Byron xin từ chức. Hội đồng quản trị của Astronomer cũng đă chấp nhận đơn từ chức và cho biết sẽ t́m kiếm CEO tiếp theo, CNN đưa tin.
“Như đă tuyên bố trước đó, Astronomer cam kết với các giá trị và văn hóa đă theo chúng tôi kể từ khi thành lập. Các nhà lănh đạo của chúng tôi được kỳ vọng sẽ làm gương cả trong hành vi lẫn trách nhiệm và gần đây, tiêu chuẩn đó đă không được đáp ứng”, công ty cho biết.
Vốn được biết đến là công ty có ṿng gọi vốn Series C trị giá 93 triệu USD vào tháng 5/2025, Astronomer lập tức phải đối mặt với cú sốc truyền thông không mong đợi. Sự việc chứng tỏ rằng, dù hoạt động trong ngành kỹ thuật cao cấp, bất cứ hành động cá nhân nào của lănh đạo cũng có thể ảnh hưởng đến h́nh ảnh và giá trị công ty. Theo E! News, hội đồng quản trị đánh giá ông Byron đă “không đáp ứng được tiêu chuẩn ứng xử”.
Trang Vanity Fair nhận định đây là “vụ lùm xùm khá nhẹ nếu so sánh với nhiều bê bối của các hăng công nghệ lớn như Uber, Google” — song điểm khác biệt là khoảnh khắc ôm ấp bị camera phát trực tiếp đă ngay lập tức khiến vấn đề “viral” chỉ trong vài giờ.
B́nh luận của nhân viên Astronomer trên Reddit cũng tiết lộ nhiều thông tin gây chú ư. Một số cựu nhân viên bắt đầu lên tiếng bóc phốt, tố rằng Byron từng là một lănh đạo “độc đoán, ḱm nén áp lực lớn lên đội ngũ”. Họ kể lại rằng Byron thường xuyên quát tháo trước mặt nhân viên, sử dụng ngôn từ xúc phạm, và từng đe dọa sẽ “đuổi cả bộ phận” nếu không đạt KPI.
Nhiều người chia sẻ với báo chí rằng họ không bất ngờ khi thấy Byron vướng vào bê bối t́nh cảm tại sự kiện Coldplay. Họ nói việc Byron mất uy tín công khai là “cái giá xứng đáng” cho cách ông từng đối xử với nhân viên của ḿnh. Dẫu vậy, không thể phủ nhận ông có rất nhiều kinh nghiệm, giàu thành tích và sở hữu mức thu nhập cao.
Trong thời đại mà h́nh ảnh lănh đạo không c̣n dừng lại sau cánh cửa văn pḥng, mọi hành vi ngoài công việc đều có khả năng tác động lên cả một doanh nghiệp. Với trường hợp của Andy Byron, người đứng đầu một công ty trị giá khoảng 1 tỷ USD, có lẽ ông không ngờ rằng khoảnh khắc cá nhân bị ghi lại trong sự kiện hôm đó có thể đẩy công ty của ḿnh vào một nguồn cơ khủng hoảng văn hóa nội bộ phức tạp đến vậy.
Điều khiến dư luận và giới chuyên môn phản ứng mạnh mẽ là vị trí quyền lực của cả hai trong công ty, trong đó một người có quyền bổ nhiệm, đánh giá và sa thải, c̣n người kia nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống, đảm bảo văn hóa công sở được duy tŕ lành mạnh. Khi mối quan hệ cá nhân giữa họ bị công khai, dù là đồng thuận, hệ quả là niềm tin nội bộ sẽ bị sụp đổ.
VietBF@ Sưu tập
|