Các cựu binh Không quân Mỹ tiết lộ, nhiều nhân viên từng làm việc tại căn cứ tuyệt mật Khu vực 51 - tâm điểm của các thuyết âm mưu liên quan đến người ngoài hành tinh - đă chết v́ ung thư – hậu quả từ việc tiếp xúc phóng xạ trong lúc làm nhiệm vụ mà không hề hay biết, Metro đưa tin.
Theo lời các cựu binh, những nhân viên an ninh tại Trung tâm Thử nghiệm và Huấn luyện Nevada (NTTR) – nơi đặt căn cứ nổi tiếng là Khu vực 51 – thực tế đă bị “kết án tử h́nh” bởi chính phủ Mỹ, do phải làm việc trong khu vực nhiễm phóng xạ nhưng không được cảnh báo hay bảo vệ.
Khu vực 51 là ǵ?
Khu vực 51 là cơ sở thử nghiệm tuyệt mật của Không quân Mỹ, nằm gần hồ Groom ở miền nam Nevada. Căn cứ này hoàn toàn bị cấm tiếp cận bởi công chúng và truyền thông, chỉ có thể đến đây bằng đường hàng không từ một nhà ga đặc biệt tại sân bay quốc tế Las Vegas McCarran.
Tên gọi “Khu vực 51” xuất phát từ bản đồ của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử. Trong nhiều thập kỷ, nơi đây là tâm điểm của các thuyết âm mưu liên quan đến người ngoài hành tinh, vật thể bay không xác định (UFO), mặc dù CIA cho rằng phần lớn các “vật thể lạ” mà người dân nh́n thấy thực chất là máy bay quân sự thử nghiệm.
Đất chết từ thập niên 70
Trung tâm Thử nghiệm và Huấn luyện Nevada (NTTR) được xây dựng vào những năm 1970 trên một khu đất từng bị ô nhiễm phóng xạ nặng sau hàng loạt vụ thử hạt nhân của Mỹ trong quá khứ. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Cựu chiến binh Mỹ vẫn không công nhận quyền được chăm sóc y tế của những người từng phục vụ tại đây, với lư do họ không thể chứng minh ḿnh đă bị nhiễm xạ.
Cựu Trung sĩ David Crete – người làm việc tại NTTR từ năm 1983 đến 1987 – cho biết phần bán cầu trái của năo ông đang “chết dần” v́ teo năo. Tŕnh bày trước Ủy ban Cựu chiến binh Hạ viện, ông nói ḿnh vẫn c̣n may mắn khi sống sót, bởi đă có 490 đồng đội của ông qua đời v́ những căn bệnh hiểm nghèo kể từ khi rời khỏi khu vực thử nghiệm hạt nhân này.
Crete chia sẻ thêm: “Một đồng đội của tôi qua đời khi mới 33 tuổi. Nhiều người khác cũng chỉ sống đến khoảng 65 tuổi. Đó là thực tế quá phũ phàng".
Không chỉ lính Mỹ, mà cả gia đ́nh cũng bị ảnh hưởng
Cựu Trung sĩ Crete khẳng định ảnh hưởng của phóng xạ không chỉ dừng lại ở bản thân những người lính. Vợ ông đă bị sảy thai ba lần. Ông đau xót kể: “Tất cả bốn đứa con của tôi đều sinh ra với dị tật bẩm sinh hoặc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tôi không đổ lỗi cho ai cả, nhưng rơ ràng tôi đă mang nguy hiểm đó về nhà".
Một cựu binh khác, ông Pomp Braswell – từng làm nhiệm vụ bảo vệ máy bay tàng h́nh F-117A tại Khu thử nghiệm Tonopah – nói rằng thời trẻ, ông rất tự hào về công việc bí mật này, đến mức chính mẹ ông cũng không biết ǵ về những việc ông làm. Nhưng giờ đây, hậu quả của sự bí mật đó là những căn bệnh không thể cứu chữa.
Nhiều cựu nhân viên c̣n cho biết con cái họ cũng bị ảnh hưởng. Một người kể rằng vợ của đồng nghiệp anh đă bị sảy thai đến bảy lần.
Không hồ sơ, không bằng chứng, không công lư
Chính phủ Mỹ đến nay vẫn từ chối công nhận những người từng làm việc tại NTTR đă bị nhiễm độc. Nguyên nhân là v́ tính chất tuyệt mật của các nhiệm vụ tại Khu vực 51 khiến hồ sơ làm việc của họ đều bị “che giấu dữ liệu” (data masked), không thể truy xuất.
Mặc dù đă có các lo ngại về nguy cơ phóng xạ trong khu vực, một báo cáo chính phủ vẫn khẳng định rằng việc dừng các dự án tại đây sẽ “đi ngược lợi ích quốc gia”.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội, cựu Trung sĩ Crete cho biết ông đă nhiều lần kêu gọi được ghi nhận và hỗ trợ, nhưng chính phủ vẫn phớt lờ. Người duy nhất từng công nhận sự cống hiến của đơn vị ông là cố Thượng nghị sĩ John McCain, người đă nói: “Các anh đă kết thúc Chiến tranh Lạnh".
Hai dự luật mới – hy vọng cuối cùng
Hiện tại, hai dự luật mới đang được đề xuất để hỗ trợ các cựu binh từng làm việc tại NTTR – đó là Đạo luật Bảo vệ (Protect Act) và Đạo luật Cựu binh bị lăng quên (Forgotten Veterans Act).
Trước đó, năm 2000, cựu Tổng thống Bill Clinton từng kư một đạo luật nhằm bồi thường cho các cựu binh làm việc tại các địa điểm thử nghiệm hạt nhân. Nhưng nhiều người như Crete vẫn bị bỏ lại phía sau v́ không có giấy tờ chứng minh.
Phát ngôn viên Không quân Mỹ từ chối đưa ra b́nh luận khi được phóng viên Metro liên hệ.
Ảnh hưởng không thể chối bỏ
Câu chuyện của những cựu binh như David Crete và Pomp Braswell cho thấy, cái giá mà họ và gia đ́nh phải trả cho những dự án tuyệt mật của nước Mỹ. Khi sự thật về những khu vực như NTTR và Khu vực 51 dần được hé lộ, áp lực lên chính phủ Mỹ để công khai thông tin và bồi thường cho các nạn nhân sẽ ngày càng lớn.
Một đất nước không thể tự hào về quá khứ quân sự nếu họ quay lưng với những người đă âm thầm hi sinh v́ nó, theo Metro.
VietBF@ Sưu tập
|