Việc Trung Quốc mở rộng kiểm soát xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm vào đầu tháng 4 đang khiến nhiều quốc gia lo ngại cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng sắp xảy ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ô tô điện, tuabin gió và thiết bị quốc pḥng.
Động thái từ Bắc Kinh được coi là phản ứng trực tiếp với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc. Hôm 11/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng thông báo, nếu Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung với hàng hoá nước này xuất khẩu sang Mỹ, Bắc Kinh sẽ không đưa ra động thái nào khác.
Trong khi đó, Trung Quốc hiện kiểm soát gần như toàn bộ năng lực chế biến đất hiếm nặng trên toàn cầu – nhóm nguyên tố đóng vai tṛ thiết yếu trong việc sản xuất nam châm vĩnh cửu hiệu suất cao, dùng cho động cơ xe điện, máy bay chiến đấu, tên lửa và máy bay không người lái.
Lượng đất hiếm tồn kho hiện tại chỉ đủ duy tŕ hoạt động trong ṿng 3 đến 6 tháng tới, các doanh nghiệp đang phải gấp rút tích trữ nguyên liệu và t́m kiếm nguồn cung thay thế trước khi “cơn băo” thực sự ập đến.
Jan Giese – chuyên gia giao dịch kim loại tại Tradium, Frankfurt, cảnh báo rằng phần lớn các nhà sản xuất ô tô và các nhà cung ứng hiện chỉ nắm trong tay lượng nguồn cung đủ dùng trong 2 đến 3 tháng.
“Nếu trong khoảng thời gian đó, EU hoặc Nhật Bản không nhận được hàng, chúng ta sẽ chứng kiến sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng ngành ô tô,” ông nói.
Các nguyên tố bị ảnh hưởng bởi động thái kiểm soát của Bắc Kinh bao gồm dysprosium, terbium và samarium – được xếp vào nhóm đất hiếm “nặng” và “trung b́nh”, có khả năng chịu nhiệt vượt trội, rất cần thiết cho các thiết bị yêu cầu hiệu năng cao. Không chỉ ảnh hưởng đến ngành xe điện, lệnh hạn chế xuất khẩu c̣n tác động lớn đến lĩnh vực quốc pḥng toàn cầu.
Mỹ hiện chưa sản xuất được đáng kể các loại đất hiếm nặng kể trên, do nhiều hạn chế về địa chất, công nghệ và năng lực chế biến.
Một lănh đạo cấp cao trong ngành ô tô chia sẻ rằng, các biện pháp kiểm soát này có thể gây hậu quả sâu rộng cho Tesla và các hăng xe khác.
Người này nhận định: “Đây là cách trả đũa khôn ngoan. Trung Quốc không đi theo con đường tăng thuế, mà nhắm vào điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Mỹ, buộc các công ty phải gây áp lực lên chính phủ của họ để thay đổi chính sách thuế.”
Mặc dù đất hiếm xuất hiện phổ biến trong lớp vỏ trái đất, việc khai thác và tinh luyện nguồn tài nguyên này với chi phí thấp và tác động môi trường tối thiểu là điều cực kỳ khó khăn. Trung Quốc, nhờ vào các ưu thế về công nghệ, đă thống trị thị trường chế biến đất hiếm nặng toàn cầu.
Một số nguyên tố đất hiếm “nhẹ” như neodymium và praseodymium – thường được sử dụng với khối lượng lớn hơn trong sản xuất nam châm – hiện chưa bị hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Cory Combs, chuyên gia của công ty tư vấn Trivium, Bắc Kinh hoàn toàn có thể “mở rộng quy mô kiểm soát” nếu căng thẳng thương mại leo thang.
Từ năm 2023 đến nay, Trung Quốc đă thực hiện một số quy định ạn chế xuất khẩu đối với các khoáng sản quan trọng, đáp trả Mỹ khi giới hạn tiếp cận công nghệ bán dẫn của nước này. Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện phải xin giấy phép riêng cho từng lô hàng xuất khẩu, đồng thời bị cấm tái xuất khẩu sang Mỹ.
Điều này không chỉ làm nguồn cung sụt giảm mà c̣n khiến t́nh h́nh giá cả trở nên khó đoán, khi thị trường đất hiếm vốn đă thiếu minh bạch.
Trước rủi ro nguồn cung từ Trung Quốc bị gián đoạn, Nhật Bản cùng nhiều quốc gia đang đặt niềm tin vào các dự án khác, đặc biệt là Lynas – công ty khai thác và chế biến đất hiếm lớn nhất ngoài Trung Quốc. Lynas đang mở rộng cơ sở tại Malaysia, với mục tiêu bắt đầu sản xuất dysprosium và terbium vào giữa năm 2025.
Tuy nhiên, một quan chức chính phủ Nhật Bản nhận định: “Lượng dự trữ đất hiếm nặng hiện tại không đủ để giải quyết bất ổn của chuỗi cung ứng ngành ô tô. Vấn đề nằm ở chỗ liệu chúng ta có thể xây dựng được chuỗi cung ứng thay thế trước khi lượng dự trữ cạn kiệt hay không.”
Hơn nữa, cuộc nội chiến tại Myanmar – một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho đất hiếm nặng của Trung Quốc – cũng khiến nguồn nguyên liệu đầu vào tại nước này suy giảm, buộc Bắc Kinh phải ưu tiên nguồn cung nội địa.
Trong suốt nhiều năm, Trung Quốc thường né tránh đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của họ. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chơi một “ván cờ” dài hơi.
VietBF@ Sưu tập