Việt Nam đạt thỏa thuận mua khu trục cơ đa năng F-16 Fighting Falcon của Mỹ nhằm tăng cường khả năng an ninh quốc pḥng.
Tạp chí 19FortyFive.com, một tạp chí chuyên về an ninh quốc pḥng thường được các hệ thống truyền h́nh ở Mỹ trích dẫn thông tin, cho hay như vậy hôm Thứ Sáu 18 Tháng Tư mà họ nói dựa trên nhiều nguồn khác nhau liên quan đến các cuộc đàm phán lên nhiều tỉ đô la.
Những người không nêu tên đó gồm cả cựu viên chức chính phủ Mỹ, các đại diện đàm phán của kỹ nghệ quốc pḥng Mỹ. Họ cho hay thỏa thuận đạt được sau rất nhiều cuộc đàm phán kéo dài có thể từ khi Mỹ loan báo hủy bỏ lệnh cấm bán vơ khí sát thương cho Việt Nam thời tổng thống Barack Obama. Đại diện các tập đoàn sản xuất vơ khí Mỹ từng đến Việt Nam nhiều lần từ 2016 đến nay.
Người ta được biết, ngày 2 Tháng Tư, Việt Nam bị Mỹ áp đặt thuế quan đối ứng lên tới 46% dựa trên con số thặng dư mậu dịch lên hơn 123 tỉ USD của năm 2024. Để đối phó, ngày 5 Tháng Tư, sau mấy ngày họp khẩn liên tiếp, ông thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính thấy được thuật lời nói Việt Nam sẵn sàng gia tăng mua thêm nhiều loại hàng hóa của Mỹ, gồm cả các trang bị an ninh quốc pḥng.
Ngay sau đó, Hà Nội cử ông Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cầm đầu một phái đoàn bay qua Washington để vừa đàm phán hoăn lệnh áp đặt thuế quan mới, vừa thảo luận mua thêm nhiều loại sản phẩm của Mỹ. Không có tin tức ǵ liên quan đến chuyện đàm phán mua sắm trang bị an ninh quốc pḥng nào được thông tin trong chuyến đi của ông Phớc v́ nó quá nhạy cảm trong mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam với hai đối thủ Mỹ và Trung Quốc, tuy đều là “đối tác chiến lược toàn diện” của Hà Nội.
Theo nguồn tin trên, không có con số nào được tiết lộ nhưng việc mua sắm máy bay quân sự của Hà Nội dự trù “không ít hơn 24 máy bay”. Khi các chiếc F-16 được cộng chung với các loại trang bị khác mà Việt Nam đang tính mua của Mỹ, đây có thể là thương vụ quân sự lớn nhất giữa hai kẻ cựu thù từ trước đến nay.
Năm ngoái, có tin Hà Nội đă thỏa hiệp mua 3 máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules. Dù sao, vẫn chỉ là tin không chính thức v́ không được chính phủ bên nào loan báo. Khi hăng tin Reuters cho hay Hà Nội tính mua F-16, Bắc Kinh liền cho phát ngôn viên Bộ Ngoại giao kêu rằng việc CSVN mua sắm những thứ ǵ th́ “không được làm ảnh hưởng đến nước thứ ba”.
Khi CSVN tổ chức cuộc triển lăm trang bị quốc pḥng quốc tế lần đầu tiên vào cuối năm 2022 với sự tham dự của nhiều công ty Mỹ, lúc đó, đă có tin Hà Nội muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp vơ khí thay v́ chỉ dựa vào một nguồn là Nga, nhưng không thấy có quyết định nào được loan báo. Thêm nữa, rút kinh nghiệm từ cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine th́ người ta thấy vơ khí Nga không đáng tin cậy.
Chuyện Việt Nam mua sắm F-16 của Mỹ vốn rất nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh nên thường người ta chỉ nghe nói tới đàm phán mua C-130.
Lư do gần để bỏ vơ khí Nga
Một số đại diện kỹ nghệ quốc pḥng của Ukraine cho nguồn tin hay, các chức sắc không quân CSVN đối diện với nhiều khó khăn lớn khi sử dụng các loại máy bay chiến đấu của Nga như SU-27SK/UB và SU-30MK2V. Điều này và nhiều vấn đề khác khiến Hà Nội quyết định mua máy bay Mỹ.
Vấn đề trên cùng là các khu trục Sukhoi của Nga mà Việt Nam mua đă hết thời hạn bảo hành sản phẩm. Khi Không quân Việt Nam liên lạc với phía Nga để yêu cầu giúp đỡ vấn đề bảo tŕ, cơ quan xuất khẩu vơ khí của Nga, Rosoboronexport, và đại diện hăng Sukhoi đ̣i hỏi phải trả trước một số tiền lớn nếu muốn được họ tiếp tục giúp đỡ.
Hà Nội không đồng ư trả như vậy, theo giới chức Ukraine, v́ họ không tin rằng họ sẽ được tất cả dịch vụ mà họ trả tiền. Thêm nữa, Hà Nội cũng đắn đo trong việc trả tiền cho Nga v́ lại đụng đến lệnh cấm vận mà Mỹ và Liên Âu áp đặt với Moscow.
Vẫn dẫn nguồn tin từ giới chức Ukraine, Không quân Việt Nam đă phải ngừng bay 4 chiếc SU-30 trong năm 2024 cho tới khi t́m được nguồn mua bộ phận bảo tŕ từ nơi khác. Nguồn tin c̣n nói rằng thêm 10 chiếc SU-30 nữa bị rơi vào trường hợp trên trong năm 2025.
Chuẩn thuận cho bán F-16
Theo 19FourtyFive.com các giới chức Hà Nội biết rơ thủ tục quốc hội Mỹ chuẩn thuận cho bán máy bay F-16 phức tạp hơn nhiều so với mua bán C-130. Dựa trên những khó khăn mà Ukraine gặp phải với F-16, Hà Nội cũng đang đặt dấu hỏi là liệu các loại hỏa tiễn tối tân trang bị cho F-16 như AIM-120 AMRAAM (không chiến) có thể không được bán cho Việt Nam.
Một yếu tố phức tạp khác là các máy bay F-16 phiên bản cũ hơn, có giá rẻ hơn, nay không c̣n nữa. Việt Nam nhiều phần phải chọn mua một trong những phiên bản mới nhất F-16V th́ giá lại đắt hơn, nhưng đồng thời lại đụng phải những cấm cản của Quốc hội Mỹ về điều kiện bán cho nước ngoài nào những trang bị không phải bán cho ai cũng được, chẳng hạn radar tinh vi AN/APG-83 AESA.
Dù sao, chính phủ Mỹ cũng có thể có giải pháp giúp tài trợ phần nào chuyện mua sắm của Hà Nội, theo lời viên chức đại diện nhà sản xuất vơ khí có nhiều hiểu biết về cuộc đàm phán.