
Trong Kinh Thập Nhị Nhân Duyên, Đức Phật dạy: từ xúc sinh thọ, từ thọ sinh ái, rồi dẫn đến thủ, hữu, sinh, lăo, bệnh, tử, và vô lượng khổ đau.
6 căn của con người là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư.
6 trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Hằng ngày, mắt thấy sắc đẹp th́ sinh mê, tai nghe lời khen th́ vui, nghe chê th́ giận. Mũi ngửi hương thơm th́ thích, lưỡi nếm vị ngon th́ thèm, thân chạm mềm mại th́ ưa, ư nghĩ chuyện vừa ḷng th́ bám víu. Chính v́ không làm chủ được những xúc chạm này mà tâm bị lay động, rồi khổ đau kéo đến.
Ví như mặt hồ đang yên, chỉ cần một viên sỏi rơi xuống là mặt nước xao động. Nếu tâm không giữ được sự vững chăi, 6 trần chỉ cần khẽ lay là phiền năo nổi lên.
Người trí th́ khác.
Họ tiếp xúc mà không dính mắc. Mắt thấy sắc đẹp, chỉ biết mà không tham. Tai nghe lời chê, chỉ nghe mà không giận. Vị ngon cũng chỉ là vị, lời khen cũng chỉ là tiếng. Mọi thứ đến và đi như mây bay qua trời, tâm chẳng lưu giữ.
Phật dạy:
"Giữ tâm như mặt hồ phẳng lặng, cảnh đến th́ bóng hiện, cảnh đi th́ bóng tan. Muôn pháp trên đời chẳng thể động được người có tâm an trú nơi chánh niệm."
Muốn thoát khổ, không phải chạy trốn 6 trần, mà là làm chủ 6 căn.
Tiếp xúc mà không dính, biết rơ mà không vướng. Giống như hoa sen giữa bùn, sống giữa đời mà không bị nhiễm đời.
Giữ tâm tỉnh thức, cảnh đến rồi đi, mà ḷng vẫn an nhiên. Khi đó, an lạc là chính ḿnh.
VietBF@sưu tập