Ngoại trưởng Mỹ bác bỏ một bản dự thảo gần đây về việc cải tổ Bộ Ngoại giao nước này, gọi là “tin giả”, sau khi NY Times đưa tin một số chi tiết gây tranh căi.
Theo New York Times (NY Times), một bản dự thảo lệnh hành pháp đang được lưu hành trong nội bộ chính quyền ông Trump đề xuất tái cấu trúc toàn diện Bộ Ngoại giao Mỹ. Dự thảo kêu gọi xóa bỏ phần lớn hoạt động tại châu Phi, đóng cửa nhiều đại sứ quán và lănh sự quán, đồng thời cắt giảm các cơ quan giải quyết vấn đề dân chủ, nhân quyền, người tị nạn và biến đổi khí hậu.
Tài liệu này do các quan chức Mỹ tiết lộ và NY Times tiếp cận được, đặt mục tiêu thực hiện thay đổi từ ngày 1/10 tới. Hiện chưa rơ ai biên soạn bản dự thảo hay văn bản phản ánh giai đoạn nào trong các cuộc thảo luận nội bộ. Các yếu tố trong dự thảo có thể được điều chỉnh trước khi Tổng thống Trump kư ban hành.

Mỹ tái cấu trúc Bộ Ngoại giao?
Ngoại trưởng Marco Rubio bác bỏ bản dự thảo, gọi là “tin giả”, dù văn pḥng của ông đang xem xét cải tổ Bộ Ngoại giao. Cũng không có dấu hiệu cho thấy các quan chức đă kư vào tài liệu. Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia đều từ chối b́nh luận trước khi bài viết của NY Times được công bố.
Theo bản dự thảo, mục tiêu của sắc lệnh là "tái tổ chức có kỷ luật", cắt giảm lăng phí, gian lận, và lạm dụng. Một số đề xuất cần thông báo với Quốc hội và nhiều khả năng vấp phải phản đối gay gắt, đặc biệt là kế hoạch đóng cửa hàng loạt phái bộ.
Hạ nghị sĩ Gregory Meeks, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cảnh báo bản dự thảo phản ánh ư định làm suy yếu năng lực ngoại giao Mỹ. Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng khẳng định tài liệu không phản ánh chính sách chính thức.
Nếu dự thảo này được thực thi, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ chấm dứt kỳ thi tuyển dụng ngoại giao truyền thống và tuyển người dựa trên tiêu chí “phù hợp với tầm nh́n chính sách đối ngoại của tổng thống”. Dự thảo cũng kêu gọi tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạch định và thực thi chính sách.
Cơ cấu Bộ sẽ được tổ chức lại thành bốn “quân đoàn” (corp): Á-Âu, Trung Đông, Mỹ Latinh và Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. Cục các vấn đề châu Phi sẽ bị giải thể, thay bằng một văn pḥng đặc phái viên nhỏ hơn tập trung vào chống khủng bố và khai thác tài nguyên.
Tất cả các đại sứ quán và lănh sự quán “không cần thiết” ở châu Phi sẽ bị đóng cửa. Hoạt động với Canada sẽ được chuyển sang một văn pḥng mới về Bắc Mỹ với đội ngũ tinh giản. Đại sứ quán Mỹ tại Ottawa cũng sẽ bị thu hẹp.
Bộ sẽ băi bỏ các cơ quan giám sát dân chủ, nhân quyền, người tị nạn, khí hậu và hợp tác quốc tế. Một vị trí thứ trưởng mới sẽ được thành lập để giám sát các mối đe dọa xuyên quốc gia như chống ma túy.
Cơ quan Hỗ trợ Nhân đạo sẽ tiếp quản phần c̣n lại của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Về nhân sự, Bộ sẽ chuyển sang mô h́nh chuyên biệt theo khu vực thay v́ luân chuyển toàn cầu như trước đây.
Bản dự thảo cũng đề xuất thu hẹp chương tŕnh học bổng Fulbright, chỉ trao cho sinh viên bậc thạc sĩ về an ninh quốc gia, và kết thúc hợp tác với Đại học Howard trong tuyển dụng học bổng Rangel và Pickering dành cho các nhóm chưa được đại diện.
Tài liệu là một trong nhiều văn bản nội bộ gần đây nêu đề xuất tái cấu trúc Bộ Ngoại giao. Một bản ghi nhớ khác đề xuất cắt giảm 50% ngân sách bộ và giảm số lượng đại sứ quán và lănh sự quán ở nước ngoài.
VietBF@sưu tập