Trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng, EU cân nhắc nhập lại khí Nga, dù từng đặt mục tiêu dừng hoàn toàn vào 2027.
Giữa bối cảnh khủng hoảng năng lượng và những khó khăn trong đàm phán với các nhà cung cấp khí thay thế, nhiều lănh đạo trong ngành công nghiệp châu Âu đang lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc nối lại nguồn cung khí đốt từ Nga.Theo trang kommersant.ru, các chuyên gia nhận định Nga hoàn toàn có thể đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu khí đốt của EU trong giai đoạn hiện nay.
Kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra, EU đă đặt mục tiêu chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt Nga vào năm 2027 nhằm phản ứng trước các hành động quân sự của Moskva. Trong kế hoạch đó, EU kỳ vọng có thể thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập từ Mỹ và Qatar.
Tuy nhiên, tiến tŕnh đàm phán gia tăng nguồn cung với hai quốc gia này đang gặp bế tắc, đẩy nhiều nền kinh tế châu Âu vào t́nh thế khó khăn.
Trước thực trạng này, một số lănh đạo công nghiệp tại châu Âu cho rằng EU nên xem xét khả năng khôi phục nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ông Didier Ollo, Phó Chủ tịch điều hành tập đoàn năng lượng Engie của Pháp, cho biết Nga có thể cung cấp khoảng 2,1 đến 2,5 ngh́n tỷ feet khối khí mỗi năm, tương đương 20-25% nhu cầu khí đốt của EU - thấp hơn mức 40% trước chiến sự nhưng vẫn là một con số đáng kể.
Giám đốc điều hành Tập đoàn TotalEnergies, ông Patrick Pouyanné, cũng bày tỏ quan điểm tương tự khi đánh giá vai tṛ quan trọng của nguồn cung từ Nga trong bối cảnh năng lượng hiện nay.
Tại Đức, ngành công nghiệp hóa chất vốn là lĩnh vực phụ thuộc lớn vào khí đốt, đang phải đối mặt với nhiều thách thức do nguồn cung hạn chế. Trước t́nh h́nh đó, ngày càng có nhiều ư kiến tại Đức đề xuất việc nối lại nhập khẩu nguyên liệu thô từ Nga để duy tŕ hoạt động sản xuất.
Ông Christoph Günther, Giám đốc điều hành công ty vận hành khu công nghiệp hóa chất Leuna - InfraLeuna, nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đ̣i hỏi những hành động quyết liệt và kịp thời. Việc tiếp tục chờ đợi một nguồn cung khí ổn định trong khi nhu cầu sản xuất cấp thiết đang trở nên ngày càng khó chấp nhận.
|