Theo như kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng hôm 20/01/2025 vừa qua, dường như đang báo hiệu sự kết thúc vai tṛ lănh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới khiến làm cho hai quốc gia như Trung Quốc và đồng minh Nga có rất nhiều lư do để vui mừng trước những hành động của ông Donald Trump vừa qua.

Ảnh minh họa : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (P) và tổng thống Mỹ Donald Trump họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019. © Susan Walsh / AP
Đối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, những tuyên bố gần như hàng ngày của tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy rằng thời điểm lư tưởng để hất cẳng Hoa Kỳ khỏi châu Á sắp cận kề, và có thể đồng thời thôn tính luôn Đài Loan.
Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ liên tục công bố những biện pháp mới đều rất có lợi cho Trung Quốc, trong đó có việc dẹp bỏ chương tŕnh nhân đạo của USAID, chấm dứt viện trợ tài chính cho VOA (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ) và Radio Free Europe (Đài châu Âu tự do), những đài phát thanh dựa trên giá trị dân chủ có rất nhiều thính giả ở châu Á. Hàng trăm nhân viên của hai đài phát thanh này, bị Donald Trump và thuộc hạ Elon Musk chỉ trích là "những kẻ điên rồ theo cánh tả cực đoan", đă bị sa thải ngay lập tức. Những chương tŕnh phát thanh bằng 60 ngôn ngữ của hai đài này vốn được hơn 420 triệu người ở hơn 100 quốc gia theo dơi.
Những nước đầu tiên cảm thấy vui mừng là Nga, Trung Quốc và Iran. Margarita Simonyan, biên tập viên của kênh truyền thông Nga RT, được France 24 trích dẫn, phát biểu : "Đây là một quyết định đáng kinh ngạc của Donald Trump. Chúng tôi không thể đóng cửa họ, nhưng chính Hoa Kỳ đă làm điều đó." Trong một bài xă luận, Global Times, tờ báo tiếng Anh thân cận với đảng Cộng Sản Trung Quốc, đă cáo buộc VOA là "một xưởng sản xuất những điều dối trá mà ai cũng biết là một cỗ máy tuyên truyền của Washington". Một số phương tiện truyền thông ở Iran đă ca ngợi quyết định của Donald Trump v́ đă ngừng "tốn tiền trả lương cho những kẻ phản bội" muốn lật đổ chế độ giáo sĩ Hồi Giáo.
Theo Martin Scott, giáo sư về truyền thông tại đại học East Anglia ở Anh Quốc, việc tước tiếng nói của VOA và RFE "không giống như việc đóng cửa bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác", bởi hai đài nêu trên đều là "hiện thân của những giá trị mà Mỹ bảo vệ liên quan đến tự do và dân chủ".
Alu Kurmasheva, nhà báo của Radio Free Europe, mới được phóng thích trong đợt trao đổi tù nhân giữa Washington và Matxcơva, nhận định : "Tác động từ việc những đài này biến mất là rất lớn. Giờ đây, làm sao Mỹ có thể truyền bá những giá trị của họ ?" Chắc chắn khoảng trống từ việc hai đài phát thanh này bị đóng cửa sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi các đài phát thanh của Nga và Trung Quốc, luôn phát tán thông tin sai lệch về phương Tây nói riêng và hệ thống dân chủ nói chung.
Một quyết định tai hại khác của Donald Trump là việc đóng cửa văn pḥng chuyên chống lại thông tin sai lệch nước ngoài, GEC, một cơ quan then chốt thuộc bộ Ngoại Giao Mỹ, phụ trách việc phát hiện những nỗ lực can thiệp từ Trung Quốc hoặc Nga.
Đài Loan có chịu chung số phận với Ukraina ?
Ngoài ra, rơ ràng việc Donald Trump chấp thuận những đ̣i hỏi của đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để t́m kiếm ḥa b́nh ở Ukraina sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở châu Á, với mối lo ngại gia tăng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan về việc Mỹ có thể bỏ rơi họ để đổi lấy một thỏa thuận mang tính toàn cầu với Matxcơva và Bắc Kinh, nhằm chia sẻ tầm ảnh hưởng của ba đại cường trên hành tinh này.
Brian Hoe, nhà báo thường trú tại Đài Bắc, viết trên tờ Nikkei Asia của Nhật Bản hôm 24/03 : "Đài Loan, giống như Ukraina, có một nước láng giềng lớn và thù địch với ư định chiếm lănh thổ của họ. Nga biện minh cho yêu sách của ḿnh đối với Ukraina giống như Trung Quốc đối với Đài Loan, tuyên bố rằng nước láng giềng nhỏ bé của họ không có văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ riêng biệt. Động lực của những lập luận mà Donald Trump và tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nêu ra, cho thấy những nguyên tắc cơ bản, dựa trên việc chia sẻ giá trị dân chủ hoặc nhân quyền, không c̣n quan trọng đối với chính quyền Mỹ từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng. Thay vào đó, những ǵ quan trọng hàng ngày là các thỏa thuận được đúc kết. Vậy hôm nay là Ukraina, ngày mai là Đài Loan, nếu xét theo những biến chuyển tại Nhà Trắng. Đài Loan đang lo lắng về số phận của Ukraina và những ǵ sẽ xảy ra với họ. Mối đe dọa lần này không chỉ là cuộc xâm lược của một nước láng giềng thù địch, mà c̣n là việc bị đồng minh bỏ rơi."
Về Nhật Bản, tờ Nikkei Asia hôm 20/03 cho biết rằng bộ Quốc Pḥng Mỹ đang xem xét khả năng chấm dứt việc tăng cường lực lượng quân sự trên lănh thổ xứ hoa anh đào, theo chiến lược cắt giảm chi phí của Donald Trump.
Căng thẳng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan leo thang
Trong vài tuần qua, quan hệ giữa Hoa Lục và Đài Loan đă trở nên căng thẳng hơn, trong bối cảnh giọng điệu của Bắc Kinh trở nên hiếu chiến hơn, c̣n giọng điệu của Đài Loan trở nên dứt khoát hơn, phản ánh nỗi lo lắng ngày càng gia tăng. Trong một bài phát biểu rất cứng rắn hôm 13/03, tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đă cáo buộc Trung Quốc đại lục là "một lực lượng nước ngoài thù địch", những lời lẽ mà ông chưa bao giờ sử dụng trước đây. Ông Lại cũng đă công bố 17 biện pháp giảm tầm ảnh hưởng của Hoa Lục. Một số những biện pháp này có thể được chính quyền Trung Quốc sử dụng làm ví dụ để chứng minh rằng mục tiêu của ông Lại là Đài Loan độc lập, là một lằn ranh đỏ mà Bắc Kinh đă nhiều lần nhấn mạnh rằng sẽ dẫn đến xung đột quân sự ngay lập tức.
Sau một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia, tổng thống Đài Loan cũng đă đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về sự gia tăng các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh trên lănh thổ Đài Loan. Theo ông Lại, Trung Quốc "lợi dụng tự do ở Đài Loan" để tuyển dụng các đặc vụ trên ḥn đảo, bao gồm cả những người đang phục vụ trong quân đội hoặc đă nghỉ hưu, những băng nhóm liên quan đến tội phạm có tổ chức và truyền thông "để chia rẽ, phá hủy và lật đổ Đài Loan từ bên trong". 64 người đă bị buộc tội gián điệp ở Đài Loan vào năm 2024, cao gấp ba lần so với năm 2021, và phần lớn là những người đang tại ngũ trong quân đội Đài Loan hoặc đă nghỉ hưu. Để chống lại các nỗ lực xâm nhập và gián điệp của Bắc Kinh, ông đă quyết định khôi phục các ṭa án quân sự, bị băi bỏ vào năm 2013.
Tổng thống Đài Loan cũng đề nghị nhà chức trách "áp đặt các quy tắc ứng xử cho các nhân vật có ảnh hưởng và những người làm việc trong ngành giải trí khi họ công tác ở Trung Quốc" để ngăn chặn nước này ép buộc họ có những hành động dẫn đến việc "đe dọa đến phẩm giá quốc gia". Ngay lập tức, chính quyền Bắc Kinh đă có phản ứng bằng việc so sánh Lại Thanh Đức với "một kẻ phá hoại ḥa b́nh giữa hai bờ (eo biển Đài Loan)" và cáo buộc ông là "kẻ tạo ra cuộc khủng hoảng".
Đài Loan ngày càng nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc
Trong một bài xă luận hôm 24/03 trên tờ South China Morning Post bằng tiếng Anh của Hồng Kông, nhà báo Alex Lo, nổi tiếng với những lời lẽ dân tộc chủ nghĩa, đă chế giễu giọng điệu của Lại Thanh Đức. Alex Lo nhận định rằng ông Lại có thể đă "rất tức giận" v́ cảnh tượng lịch sử trong Pḥng Bầu Dục tại Nhà Trắng, với tổng thống Ukraina bị lăng nhục trước hàng trăm triệu khán giả trên toàn cầu. Alex Lo viết "nỗi lo lớn nhất của những kẻ ly khai Đài Loan là Hoa Kỳ đẩy ḥn đảo xuống xe buưt giống như họ đă làm với Ukraina. Những lời lẽ mà ông ấy (tổng thống Đài Loan) buông ra (trong bài phát biểu ngày 13/03) đă vượt lằn ranh đỏ cuối cùng của Bắc Kinh", ám chỉ rằng một tuyên bố độc lập chính thức của Đài Loan sẽ không tránh khỏi sự bùng nổ của các hoạt động quân sự của Trung Quốc chống lại ḥn đảo.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất không phải là phản ứng của Bắc Kinh, trong bối cảnh sự gia tăng của những luận điệu hiếu chiến không khiến các quan chức Đài Loan ngạc nhiên. Điều đáng lo ngại là chia rẽ và mâu thuẫn ngày càng gia tăng từ nhiều tháng qua trong chính giới Đài Loan, với việc Đảng Dân Tiến (DPP) đă mất đa số sau cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng 01/2024. Cựu tổng thống Đài Loan Mă Anh Cửu, ủng hộ đàm phán với Bắc Kinh và là một thành viên nổi bật của Quốc Dân Đảng (KMT), lực lượng đối lập chính tại Đài Loan, đă ngay lập tức lên tiếng chỉ trích bài phát biểu của tổng thống Lại Thanh Đức khi cho rằng nó sẽ "gây ra một cuộc khủng hoảng lớn và ảnh hưởng đến quan hệ song phương cũng như sự ổn định trong eo biển Đài Loan".
Sự chia rẽ trong chính giới Đài Loan đă trở nên sâu sắc hơn kể từ khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 vừa qua. Những tuyên bố rùm beng của tổng thống Mỹ phản ánh sự ủng hộ những yêu sách của tổng thống Nga Vladimir Putin với đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky về một nền ḥa b́nh mang dáng dấp một sự đầu hàng. Trong bối cảnh các hoạt động xâm nhập Đài Loan của Trung Quốc cùng các mối đe dọa quân sự gần bờ biển không phải là điều mới mẻ, điều khiến chính quyền Đài Bắc lo ngại nhất là việc Bắc Kinh khai thác những chia rẽ nội bộ, có những hoạt động ngầm để làm tổn hại ḥn đảo.
Gần đây, thứ trưởng bộ Quốc Pḥng Mỹ Elbridge Colby đă yêu cầu Đài Loan nâng chi tiêu quốc pḥng lên 10% GDP, là một điều không thể thực hiện trong bối cảnh hiện tại. Tổng thống Đài Loan đă thông báo vào tháng 2 về việc tăng ngân sách quốc pḥng lên 3% GDP, so với 2,45% vào năm 2024.
Với Hoa Kỳ, hồ sơ Đài Loan không c̣n là "vấn đề sinh tử"
Ông Colby cũng giải thích rằng mặc dù việc Đài Loan thất thủ sẽ là một "thảm họa đối với lợi ích của Mỹ", nhưng ḥn đảo không c̣n là "vấn đề sống c̣n" đối với Washington. Trong bối cảnh này, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ có thể t́m cách làm dịu quan hệ với Trung Quốc, quốc gia hiện đang có vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong khu vực. Trong một bài xă luận khác, ngày 21/03, nhà báo Alex Lo thân Trung Quốc một lần nữa sử dụng giọng điệu châm biếm để nói về t́nh h́nh hiện tại : "Phương Tây không c̣n giống như trước đây và chúng ta nên vui mừng về điều đó."