Núi lửa phun trào ở tây nam Nhật Bản
Còn đang oằn mình vì hậu quả chưa thể đo lường hết của động đất và sóng thần, nước Nhật hôm qua lại rung chuyển vì núi lửa Shinmoedake phun trào trở lại.
Ngọn núi cao 1.421m thuộc dãy Kirishima trên đảo Kyushu miền tây nam phun tro bụi và nham thạch cao tới 4 km, sau 2 tuần tạm lắng, theo AFP. Hiện chưa rõ đợt phun trào lần này có phải là hệ quả của đại chấn. Shinmoedake có đợt phun trào lớn đầu tiên trong 52 năm qua vào tháng 1.2011. Giới chức vẫn duy trì mức cảnh báo núi lửa ở cấp độ 3 trong mức báo động 5 thang và ra lệnh hạn chế người dân đi lại trong khu vực núi lửa và vùng lân cận.
Minh Trung, thanhnien.com.vn
Dư chấn 7 độ Richter
Theo CNN, những đợt dư chấn tiếp tục làm rung chuyển Nhật Bản kể từ khi trận động đất gần 9 độ Richter hôm 11.3. Tính đến hôm qua, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) ghi nhận hơn 275 cơn dư chấn từ 5 độ Richter trở lên.
rong số này, 27 đợt có cường độ từ 6 độ Richter. Nhà địa, vật lý học Dale Grant của USGS cho biết số lượng dư chấn đang tăng lên mỗi giờ, đến hôm qua là từ 12 đến 15 đợt trong vòng 60 phút.
Nghiêm trọng hơn, AFP dẫn lời Takashi Yokota, Giám đốc bộ phận cảnh báo động đất của Cơ quan Dự báo thời tiết Nhật, hôm qua cho hay: “70% sẽ có dư chấn mạnh tới 7 độ Richter trong vòng 3 ngày tới”. Chuyên gia Grant cho hay hiện vẫn chưa thể quyết định được khi nào các dư chấn giảm bớt cường độ lẫn mật độ, cũng như khi nào chấm dứt hoàn toàn. Còn Giám đốc USGS là Marcia Nutt dự đoán dư chấn sẽ còn tiếp diễn đến vài năm tới, theo Đài CBS.
Thụy Miên,thanhnien.com.v n