Con rể của Thủ tướng Việt Nam nói về các vấn đề “làm ông mất ngủ”
‘Yêu nước và cưới con gái thủ tướng‘
Ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen), từ Bấm công ty IDG, tâm sự về triển vọng của Việt Nam nhưng ông không phải là mù quáng không nh́n thấy những rủi ro.
Xuất xứ của ông đem lại cho ông một cái nh́n có một không hai. Năm 1975, vào thời điểm chấm dứt Cuộc chiến Việt Nam khi ông mới lên hai, ông được gia đ́nh đưa đi trốn chạy trước cuộc xâm lăng của quân cộng sản (Communist invasion) vào Nam Việt Nam.
Ông sống bảy tháng trong một trại tị nạn ở Philippines trước khi chuyển đến Virginia, Hoa Kỳ, nơi ông lớn lên với rất ít quan tâm ở quê hương cũ của ḿnh, trả lời cha mẹ Việt của ḿnh bằng tiếng Anh và đi vào học tại Đại học Harvard.
Ông chỉ trở lại vào giữa năm 1990, miễn cưỡng, như là một nhà văn viết về du lịch cho loạt bài do sinh viên Harvard tổ chức mang tên Let’s Go. “Tôi cảm thấy yêu nơi này,” ông nói.
Sau khi tốt nghiệp ngành y tế và kinh doanh, ông làm việc ở vị trí là người chọn cổ phiếu công nghệ cho Goldman Sachs tại New York dưới sự dẫn dắt của phân tích gia nổi tiếng của Microsoft, ông Rick Sherlund, nhưng một lần nữa ông đă nhanh chóng cảm nhận sự cuốn hút lôi kéo của Việt Nam.
Ông trở lại vào tháng 6/2001, đúng ngày Toà Tháp đôi ở New York bị tấn công. Ông theo dơi những ǵ diễn ra sau đó trên truyền h́nh và cố gắng liên hệ với bạn bè.
“Tôi cảm nghĩ có một cái ǵ đó hụt hẫng trong tôi, và nghĩ có lẽ không sống ở Mỹ chưa hẳn đã là một điều dở,” ông nói.
Ba năm sau, ông nhận được một lời mời từ của người sáng lập IDG có trụ sở tại Boston, ông Pat McGovern, đề nghị về làm ăn tại Việt Nam. Giờ đây ông giám sát hai quỹ, một quư trị giá 100 triệu USD, và một quỹ khác trị giá 150 triệu USD.
Không chỉ yêu đất nước này, Nguyễn còn yêu và sau đó cưới con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2008.
Dù vậy, ông nói thẳng thắn về những thách thức của Việt Nam.
Có ba vấn đề khiến tôi mất ngủ dài
Ông Nguyễn Hoàng Bảo
“Có ba vấn đề khiến tôi mất ngủ dài”, ông nói.
Đứng đầu danh sách là cơ sở hạ tầng – một vấn đề lâu dài tại Việt Nam, nơi từ đầu những năm 1900 cho đến đầu những năm 1990 phát triển đă bị cản trở do xung đột và các chính sách tập thể được tạo lập một cách sai lầm.
“Ngay cả khi tôi nói rằng Việt Nam hiện ở trình độ của Trung Quốc vào những năm ’97-’98, th́ Việt Nam thực sự vẫn tụt sau rất nhiều về cơ sở hạ tầng,” ông Nguyễn Bảo Hoàng nói.
Các cảng hiện hành của Việt Nam đang quá tải, Việt Nam thiếu đường cao tốc và mạng lưới điện là thiếu điện kinh niên khiến mất điện là b́nh thường.
Thứ hai là vấn đề quản trị và tham nhũng. Theo ông, “Cuối cùng th́ hầu hết mọi người trở nên dễ có thái độ chua cay, khó chịu về chính phủ, và có lẽ trong nhiều trường hợp thái độ đó là đúng.”
Và thứ ba là giáo dục, có lẽ đó là điệp khúc phổ biến nhất trong số các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Ông Nguyễn lưu ư rằng gần 2 triệu học sinh dự thi hàng năm để thi vào 750.000 chỗ học toàn thời gian tại các trường đại học.
Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam cũng không đảm bảo.
“Đó là một điều vô cùng đáng tiếc khi có những người đầy tham vọng, muốn cố gắng hết sức, muốn làm việc chăm chỉ, và đa số phải học trong nền giáo dục tồi tệ nhất mà ta có thể tưởng tượng ra được,” ông nói.
BBC
|