Theo như trong ṿng thời gian từ 10–15 năm qua, số ca ung thư tuyến giáp ở Việt Nam tăng nhanh một cách bất thường, vậy ban có biết rằng rất nhiều người khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ bỗng dưng trở thành BỆNH NHÂN UNG THƯ nhưng chủ yếu là ung thư thể nhú kích thước nhỏ, phát hiện t́nh cờ qua siêu âm, như vậy có một đại dịch đang âm thầm lan rộng đất nước Viết Nam......
Và điều đó bắt đầu từ… một lần siêu âm tuyến giáp KHÔNG CẦN THIẾT. Trong ṿng 10–15 năm qua, số ca ung thư tuyến giáp ở Việt Nam tăng nhanh một cách bất thường, chủ yếu là ung thư thể nhú kích thước nhỏ, phát hiện t́nh cờ qua siêu âm.
I. CHUYỆN G̀ ĐANG DIỄN RA?
1. Siêu âm tuyến giáp trở thành mặc định
2. Trong các gói khám sức khỏe định kỳ
3. Siêu âm tuyến giáp thường được đưa vào mặc định
4. Không dựa trên triệu chứng hay nguy cơ.
Người dân không được tư vấn trước, không được hỏi ư kiến – chỉ đơn giản là “có trong gói khám”. Người khỏe BỖNG THÀNH BỆNH NHÂN
Sau siêu âm, nhiều người được thông báo “có nhân tuyến giáp”, dù rất nhỏ (vài mm). Rồi bị chỉ định đi chọc FNA, làm sinh thiết, khám chuyên khoa. Cuối cùng, nhiều người bị mổ – Dán nhăn “ung thư tuyến giáp thể nhú”.**→ Điều này dẫn đến một loạt hành động y khoa không cần thiết: mổ, đốt nhân giáp, và theo dơi suốt đời mà không có lợi ích rơ ràng. Nhưng tỷ lệ tử vong không hề giảm.
Đây là nghịch lư lớn nhất:
Số ca ung thư tuyến giáp tăng mạnh, nhưng tỷ lệ tử vong không hề giảm. Điều đó cho thấy: phần lớn các ca này KHÔNG CẦN phải được phát hiện, v́ không ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ.
II. ĐÂY CÓ PHẢI LÀ UNG THƯ THẬT SỰ?
Phần lớn các trường hợp là UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ: Kích thước nhỏ (Nghiên cứu tại Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ cho thấy:Rất nhiều u loại này KHÔNG PHÁT TRIỂN THÊM sau nhiều năm. Không di căn, không gây triệu chứng. Người bệnh có thể sống cả đời mà không cần điều trị ǵ cả. **→ Đây là loại ung thư có thể theo dơi chủ động (active surveillance), không cần mổ.
III. TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “ĐẠI DỊCH DO Y TẾ TẠO RA”?
1. Overdiagnosis – chẩn đoán quá mứ. Phát hiện ra một “bệnh” mà lẽ ra không cần phát hiện, v́ không ảnh hưởng ǵ.
2. Overtreatment – điều trị quá mức: Mổ cắt tuyến giáp toàn phần- Đốt nhân giáp bằng sóng cao tần. - Uống iod phóng xạ.- Phải dùng hormone suốt đời. - Lo âu, chi phí, theo dơi kéo dài **→ Tất cả những điều trên xảy ra trong khi u giáp nhỏ đó có thể không bao giờ gây hại nếu ĐỂ YÊN.
3. Lợi ích không thuộc về người bệnh : Bệnh nhân chịu rủi ro và gánh nặng. Trong khi đó, hệ thống y tế HƯỞNG LỢI từ xét nghiệm – chẩn đoán – điều trị. Đó là lư do v́ sao các tổ chức y tế quốc tế cảnh báo:
**“Không nên tầm soát tuyến giáp ở người không triệu chứng.” ( Ví dụ: USPSTF Hoa Kỳ, Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ – ATA)
IV. CHÚNG TA CẦN LÀM G̀?
Với bác sĩ
- Không siêu âm tuyến giáp nếu không có triệu chứng hay yếu tố nguy cơ.
- Dùng hệ thống TIRADS/ACR để phân loại nguy cơ nhân giáp.
- Cân nhắc kỹ trước khi chọc FNA, đốt hay đề nghị mổ.
- Hạn chế chỉ định theo dơi lâu dài khi nhân giáp nhỏ, lành tính, không tăng kích thước.
Với người dân
Nếu phát hiện nhân giáp nhỏ, **đừng vội hoảng sợ**. Hỏi bác sĩ: có nguy cơ không? Có thể theo dơi thay v́ mổ không? T́m hiểu về “theo dơi chủ động” – một lựa chọn đă được chứng minh an toàn.
Với hệ thống y tế
- Rà soát lại các gói khám sức khỏe – không mặc định siêu âm tuyến giáp cho mọi người.
- Đào tạo lại bác sĩ siêu âm và bác sĩ nội khoa về chỉ định hợp lư, thậm chí cho carybác sĩ chuyên khoa ung thư.
- Ưu tiên sức khỏe người dân hơn là doanh thu.
V. KẾT LUẬN
ĐỪNG BIẾN NGƯỜI KHỎE MẠNH THÀNH BỆNH NHÂN!
- Ung thư tuyến giáp không phải lúc nào cũng nguy hiểm.
- Nhưng sự lạm dụng chẩn đoán và điều trị quá mức lại rất nguy hiểm.
- Đă đến lúc, chúng ta – bác sĩ và người dân – cùng tỉnh táo hơn.
Theo BS CKII Nguyễn Hữu Ḥa – Chuyên gia Ung bướu, Cố vấn Chuyên môn Pḥng khám đa khoa Pasteur