Khi một số gương mặt trong giới tài phiệt quyền lực quay sang ủng hộ ông Trump, Thung lũng Silicon Valley, California, nơi từng là biểu tượng của tự do và đổi mới, nay đang đối mặt với chia rẽ, bất măn và nỗi lo bị gạt ra bên lề.
Jeremy Lyons, một kỹ sư phần mềm kỳ cựu tại Google, từng là người không mấy quan tâm đến chuyện chính trị. Lần đầu mà ông đă tham gia biểu t́nh là vào những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của ông Trump, khi hàng trăm nhân viên Google đồng loạt rời khỏi trụ sở tại Thung lũng Silicon ở California để phản đối chính sách siết chặt luật nhập cư. Các vị đứng đầu của công ty khi đó cũng ra đứng cùng hàng ngũ với họ.
Thế nhưng, khi ông Lyons tiếp tục xuống đường lần thứ hai vào ngày 5/4 vừa qua, không khí đă khác đi hoàn toàn. Cuộc biểu t́nh tại trung tâm kỹ thuật ở TP. San Jose được dẫn dắt bởi một kỹ sư kỹ nghệ khác, người đă từ chối tiết lộ ra danh tính v́ lo ngại bị những người ủng hộ Trump sẽ nhận diện ra và trả thù, theo
AP.
Những người biểu t́nh được khuyến cáo không nên nhắm mục tiêu vào các tài xế lái xe Tesla, một biểu tượng từng gắn với h́nh ảnh đổi mới xanh, nay lại mang màu sắc thân Trump.
Và đặc biệt hơn, không một vị đứng đầu giới kỹ nghệ nào thấy xuất hiện ra, trái ngược với h́nh ảnh chỉ vài tháng trước khi nhiều người trong số họ đă tề tựu tại lễ nhậm chức của ông Trump.
Nhiều vị đứng đầu của các tập đoàn kỹ nghệ tại Thung lũng Silicon Valley như Mark Zuckerberg (Meta), Jeff Bezos (Amazon), Sundar Pichai (Google), Elon Musk (Tesla) đến tham dự lễ nhậm chức của ông Trump. (Ảnh: The New York Times)
Từ "thiên đường nerds" đến cơn lốc chính trị
"Tôi đă thấy rơ, nơi đây đă chuyển ḿnh từ một 'thiên đường nerds' đậm chất lư tưởng sang biểu tượng 'tiền là trên hết, cứ làm và phá bỏ mọi thứ'", ông kỹ sư Lyons, năm nay 54 tuổi, chia sẻ.
Thực tế đó phản ảnh ra một sự chuyển động tuy âm ỉ nhưng ngày càng rơ rệt trong sinh hoạt của Thung lũng Silicon Valley này: khoảng cách giữa tầng lớp đứng đầu nơi mà một nhóm người đang chuyển xu hướng chính trị sang cánh hữu và phần lớn người đi làm vốn vẫn giữ quan điểm tự do đang ngày càng bị nới rộng ra.
Đây không chỉ là sự khác biệt về lư tưởng, quan điểm, mà điều này c̣n dẫn đến cảm giác lo sợ, mất ḷng tin và thậm chí là phản kháng âm thầm từ chính những người làm ra sản phẩm kỹ nghệ.
Ann Skeet, Giám đốc về bộ phận đạo đức nghề nghiệp tại Đại học ở Santa Clara, đưa ra nhận định:
"Chúng ta đang chứng kiến có một khoảng cách thực sự giữa giới đứng dầu cao cấp và đội ngũ nhân viên tại đây".
Dù sự chuyển hướng này chỉ xuất hiện ở một số gương mặt cụ thể, như cựu Thị trưởng Mountain View ông Lenny Siegel đă nói:
"Chỉ có một nhóm nhỏ nhưng lại có toàn quyền quyết định nên họ lại thu hút được sự chú ư rất lớn".
Đứng đầu trong nhóm đó là
Elon Musk, tỷ phú mang tiếng là giàu nhất thế giới, CEO của
Tesla và
SpaceX, người đă công khai chỉ trích các cơ quan trong chính phủ liên bang dưới thời Biden và nay nghiêng hẳn về phía ông Trump.
Cùng với Musk là nhân vật đầu tư
David Sacks, người đă đứng ra gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của Trump và hiện đảm nhiệm vai tṛ cố vấn về AI và tiền mă hóa cho Ṭa Bạch Ốc.
Tỷ phú ngành đầu tư
Marc Andreessen và CEO Meta
Mark Zuckerberg cũng là những nhân vật thân cận với chính phủ ông Trump. Thậm chí,
Zuckerberg c̣n đóng góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Trump và cùng đúng ra tổ chức một buổi tiệc mừng dành cho các nhân vật tài trợ tiếng tăm Cộng ḥa.
Sự hiện diện của các tỷ phú kỹ nghệ trong chính phủ ông Trump đă khiến cho cựu Tổng thống Joe Biden nhiều lần cảnh cáo rằng, nước Mỹ đang dần trở thành một
"chế độ tài phiệt", nơi mà giới siêu giàu muốn thao túng cả hệ thống chính trị ở nước Mỹ này.
Điều đáng nói là, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, chính Thung lũng Silicon Valley từng được coi là tuyến đầu chống lại ông này, đặc biệt về vấn đề nhập cư, v́ nhân lực trong ngành kỹ thuật chủ yếu đến từ khắp nơi trên thế giới.
Thung lũng Silicon tuy vẫn "xanh" nghiêng về đảng Dân chủ, nhưng ḷng người nay đă khác
Dù cho Santa Clara, trái tim của Thung lũng Silicon Valley, vẫn là thành tŕ của đảng Dân chủ, nhưng cuộc bầu cử vừa qua đă ghi nhận mức nghiêng về ông Trump đă tăng lên 8%, tương đồng với xu hướng trên toàn tiểu bang California.
Dẫu vậy, tỷ lệ ủng hộ cho bà Kamala Harris vẫn áp đảo là 68%, cho thấy tiểu bang này chưa hề
"đổi màu". Tuy nhiên, làn sóng chính trị bảo thủ vẫn đang âm thầm len lỏi để lấn lướt.
"Chúng tôi vẫn ở giữa 'bụng con quái vật', nhưng bề mặt đang bắt đầu đă có những vết nứt rạn", Dave Johnson, người đứng đầu Đảng Cộng ḥa tại Santa Clara, có nhận xét. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng phần lớn các thành viên mới vẫn không đến từ ngành kỹ nghệ.
Thung lũng Silicon Valley xưa nay mang màu sắc chính trị khá đặc biệt: ngại can dự vào chính phủ liên bang, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân tự do
"kiểu libertarian", đan xen tinh thần phản kháng đặc trưng của Vùng Vịnh và ḷng tin mănh liệt vào khoa học như lời giải đáp cho mọi vấn đề trên toàn cầu.
Song, những lư tưởng này dường như đang dần dần nhường chỗ cho thực tế của thị trường. Các công ty khởi nghiệp (startup) từng mơ đến việc thay đổi thế giới, giờ chỉ mong được thâu tóm bởi những tập đoàn kỹ nghệ khổng lồ.
"Nếu bạn đang khởi nghiệp lúc này, điều mà bạn kỳ vọng nhất là được mua lại với giá tốt", giáo sư Jan English-Lueck, chuyên gia văn hóa kỹ nghệ tại Đại học San Jose, đưa ra b́nh luận.
Ngay cả những người từng tích cực phản đối ông Trump cũng cảm thấy tinh thần tranh đấu đang phai nhạt sau khi cựu Tổng thống Biden đă đắc cử vào năm 2020.
"Tôi thấy có nhiều người đă rút khỏi ra giới chính trị gia sau chiến thắng của ông Biden. Họ nghĩ mọi thứ đều đă ổn. Nhưng thực ra, không hề ổn", IdaRose Sylvester, một chuyên gia tư vấn về khởi nghiệp, đă chia sẻ. Hiện tại, bà đang góp phần tổ chức các cuộc biểu t́nh chống lại chính quyền Trump mới.
Người dân xuống đường phản đối Tổng thống Mỹ Donald Trump và cố vấn Elon Musk trong cuộc biểu t́nh "Hands Off!" tại Asheville, tiểu bang North Carolina, Mỹ, ngày 5/4. (Ảnh: Reuters)
Cuộc biểu t́nh tại San Jose hồi cuối tuần trước xảy ra trong bối cảnh đó. Đám đông phần lớn là những người trung niên và lớn tuổi, mang theo các biểu ngữ phản đối Trump, Musk và cảnh cáo về nguy cơ nước Mỹ trở thành quốc gia của giới tài phiệt.
Không khí tại đây vẫn đặc quánh tính cách
"Silicon Valley": những người biểu t́nh th́ thào nhắc nhau tắt việc cho nhận diện khuôn mặt trên điện thoại v́ sợ bị theo dơi.
Dianne Wood, một nhân viên của startup, đă thẳng thắn nói:
"Tiền bạc đang tập trung vào tay giới siêu giàu, và điều đó khiến cho tôi hoảng sợ. Rất tiếc, những người như Musk hay Zuckerberg lại đang dẫn đầu họ".
Kamal Ali, chuyên gia về AI, cho biết nhiều đồng nghiệp của anh cảm thấy bị phản bội.
"Niềm tin đă bị phá vỡ. Điều này sẽ làm thay đổi măi măi".