Theo như có một cụ ông họ Trần ngoài 70 tuổi đă trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo trắng trợn. Mong muốn sửa lại mái nhà càng sớm càng tốt, ông Trần đă đăng bài t́m thợ thi công trên một nhóm Facebook chuyên về dựng mái tôn vào ngày 15/7, khiến vụ việc của cụ ông thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Dù nghi ngờ, ông Trần vẫn quyết định tin tưởng và chuyển trước 7 vạn tệ (245 triệu đồng). Do chưa đủ số tiền đặt cọc như yêu cầu (11 vạn tệ), nghi phạm thậm chí c̣n chở ông Trần đến bưu điện để rút thêm 4 vạn tệ.
Sau khi cơn băo Danas càn quét khu vực Đài Nam, để lại thiệt hại nặng nề với gần 8.000 ngôi nhà bị tốc hoặc hư hại mái, nhiều người dân đă phải vội vă t́m cách sửa chữa nơi ở. Tuy nhiên, giữa lúc khó khăn đó, lại xuất hiện những kẻ lợi dụng t́nh h́nh để trục lợi từ ḷng tin của nạn nhân.
Tại khu vực Học Giáp, một cụ ông họ Trần ngoài 70 tuổi đă trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo trắng trợn. Mong muốn sửa lại mái nhà càng sớm càng tốt, ông Trần đă đăng bài t́m thợ thi công trên một nhóm Facebook chuyên về dựng mái tôn vào ngày 15/7. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, một người đàn ông xưng là "chuyên gia sửa mái" đă chủ động liên lạc với ông.
Kẻ này, khoảng hơn 30 tuổi, có h́nh xăm kín người, tự nhận có thể hoàn thành công tŕnh trong ṿng 3-5 ngày nếu được thanh toán trước một nửa số tiền. Dù nghi ngờ, ông Trần vẫn quyết định tin tưởng và chuyển trước 7 vạn tệ (245 triệu đồng). Do chưa đủ số tiền đặt cọc như yêu cầu (11 vạn tệ), nghi phạm thậm chí c̣n chở ông Trần đến bưu điện để rút thêm 4 vạn tệ.
Hôm sau, kẻ này quay lại hiện trường cùng hai thanh niên mặc đồng phục học sinh và hai phụ nữ nước ngoài, nhưng không có bất kỳ thiết bị chuyên dụng nào được mang theo. Nhóm người chỉ giúp dọn dẹp sơ bộ rồi viện lư do phát sinh thêm hạng mục phía sau nhà, yêu cầu thêm 8 vạn tệ nữa. Tổng cộng, ông Trần đă chuyển cho đối tượng 19 vạn tệ (khoảng 665 triệu đồng).
Hai bên hẹn ngày 18/7 sẽ đưa máy móc đến để thi công chính thức. Nhưng đến hẹn, cả người và thiết bị đều biến mất, điện thoại cũng không thể liên lạc. Lúc này, ông Trần mới nhận ra ḿnh đă bị lừa.
Trên hợp đồng kư kết trước đó, nghi phạm khai tên họ là Chu và để lại số điện thoại thật, nhưng dùng danh tính và giấy tờ giả. Hiện cơ quan công an khu vực Học Giáp đă lập chuyên án điều tra và khoanh vùng một nghi phạm chính.
Không chỉ riêng trường hợp ông Trần, tại khu Tướng Quân và Gia Lư cũng đă xuất hiện các vụ lừa đảo tương tự, với số tiền bị chiếm đoạt từ vài vạn tệ đến hàng chục vạn. Các vụ việc hiện đang được công an hai địa phương vào cuộc làm rơ.