Ngày 21/4, theo tờ Politico, chính phủ mới của Đức đang kỳ vọng mô h́nh nghĩa vụ quân sự tự nguyện sẽ giúp khôi phục Bundeswehr - lực lượng vũ trang liên bang của Đức - hiện đang thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng trong bối cảnh mối đe dọa từ Nga ngày càng gia tăng.Theo thỏa thuận giữa Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của ông Friedrich Merz và đảng Dân chủ Xă hội (SPD), chính phủ Đức dự kiến triển khai chương tŕnh gửi bảng câu hỏi bắt buộc tới nam giới 18 tuổi và không bắt buộc đối với nữ giới, nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng và khả năng phục vụ quân sự. Những người đáp ứng tiêu chí sẽ được mời tham gia quân ngũ trên cơ sở tự nguyện.
Bộ trưởng Quốc pḥng Boris Pistorius, đại diện đảng SPD và nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ chức vụ trong chính phủ mới, khẳng định rằng mô h́nh mới được xem là bước đi thực dụng giúp tăng cường năng lực của quân đội. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc cải thiện sức hấp dẫn của Bundeswehr là điều kiện tiên quyết để xây dựng một lực lượng quân sự vững mạnh và bền vững.Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nếu chương tŕnh không thu hút đủ số lượng thanh niên đăng kư, Bundeswehr sẽ không đạt được quy mô cần thiết về lực lượng thường trực cũng như quân dự bị, ảnh hưởng đến năng lực pḥng vệ quốc gia và vai tṛ của Đức trong NATO.
Hiện tại, quân số Bundeswehr đang duy tŕ ở mức khoảng 182.000 người và không có dấu hiệu tăng. Theo báo cáo thường niên của chính phủ, năm 2024 số lượng quân nhân rời khỏi lực lượng vũ trang nhiều hơn số người nhập ngũ, trong khi gần một phần ba tân binh bỏ dở trong quá tŕnh huấn luyện.
T́nh trạng này không chỉ xuất phát từ vấn đề tuyển dụng mà c̣n là hệ quả của các quyết định chính trị trong nhiều thập kỷ. Sau thời kỳ tái thống nhất, nhiều căn cứ quân sự - đặc biệt tại các khu đô thị - đă bị đóng cửa, khiến quân đội dần vắng bóng trong đời sống công chúng. Chuyên gia Carlo Masala tại Đại học Bundeswehr ở Munich cho rằng khoảng cách giữa giới trẻ và quân đội đă nới rộng đáng kể khi quân nhân không c̣n hiện diện trong không gian xă hội.
Bên cạnh đó, việc Đức chấm dứt chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ năm 2011 đă làm suy giảm sự hiện diện của quân đội trong đời sống xă hội. Các chiến dịch truyền thông nhằm thu hút thanh niên nhập ngũ cũng vấp phải nhiều ư kiến trái chiều, làm ảnh hưởng đến h́nh ảnh của lực lượng vũ trang. Một số địa phương, như thành phố Zwickau, thậm chí đă ban hành lệnh cấm quảng cáo tuyển quân tại nơi công cộng, mặc dù sau đó quyết định này bị ṭa án xác định là vi phạm pháp luật.
Giới chức quốc pḥng Đức hiện đặt mục tiêu bổ sung thêm 100.000 quân càng sớm càng tốt. Tổng Tham mưu trưởng Carsten Breuer cho biết mục tiêu dài hạn là đạt tổng quân số 460.000 người, bao gồm binh sĩ tại ngũ, lực lượng dự bị và cựu quân nhân sẵn sàng được huy động khi cần thiết.
Theo đánh giá của NATO và cơ quan t́nh báo Đức, mốc thời gian năm 2029 đang được xem là hạn định để tăng cường lực lượng, do lo ngại Nga có thể tái thiết năng lực quân sự đủ lớn sau cuộc chiến tại Ukraine để đe dọa lănh thổ các nước thành viên.
Chính phủ Đức hiện đang áp dụng mô h́nh nghĩa vụ tự nguyện dựa theo khái niệm pḥng thủ toàn dân Totalförsvar của Thụy Điển như một giải pháp dung ḥa về chính trị, trong khi giới chuyên gia cảnh báo rằng thời gian dành cho công cuộc tái thiết quân đội đang ngày càng thu hẹp.
|