Liên minh châu Âu được cho là có thể cấm sợi carbon vào năm 2029, điều này có thể gây ảnh hưởng lớn tới các hăng siêu xe như Ferrari hay Lamborghini.
Sợi carbon từ lâu đă là vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp ô tô nhờ vào tính chất vừa nhẹ lại vừa bền, giúp giảm trọng lượng xe mà vẫn đảm bảo độ cứng vững. Do đó, các hăng xe thể thao và xe điện đặc biệt ưa chuộng vật liệu này.
Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc xếp sợi carbon vào danh sách vật liệu nguy hại, điều có thể gây ảnh hưởng lớn tới hàng loạt hăng xe trên toàn cầu. Danh sách hiện hành bao gồm các chất như ch́, cadmium, thủy ngân và crom hóa trị sáu – vốn được sử dụng hạn chế trong ngành công nghiệp ô tô và hàng không.
Sợi carbon được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại.
Theo Motor1, EU lo ngại rằng các sợi carbon li ti có thể phát tán trong không khí và gây hại nếu tiếp xúc với da người. Nếu đề xuất được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trên thế giới một cơ quan chính phủ xếp sợi carbon vào diện vật liệu nguy hại.
Theo lộ tŕnh dự kiến, quy định này sẽ chính thức có hiệu lực tại châu Âu từ năm 2029. Các doanh nghiệp sẽ buộc phải giảm dần và loại bỏ việc sử dụng sợi carbon trong dây chuyền sản xuất. Riêng ngành ô tô chiếm tới 20% tổng lượng tiêu thụ sợi carbon toàn cầu.
Ngay sau khi thông tin được công bố, cổ phiếu các tập đoàn sản xuất sợi carbon tại Nhật Bản đă đồng loạt lao dốc, theo ghi nhận của Nikkei Asia. Các thương hiệu châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất nếu lệnh cấm được ban hành. Ba ông lớn Teijin, Toray Industries và Mitsubishi Chemical hiện chiếm tới 54% thị phần sợi carbon toàn cầu, trong khi phần lớn hoạt động sản xuất c̣n lại tập trung tại châu Âu.
Nếu thực sự được thông qua, quy định tiến tới cấm carbon của EU sẽ tác động mạnh đến các hăng siêu xe và xe thể thao, vốn dựa vào vật liệu này để đạt hiệu suất tối ưu. Đáng chú ư, các hăng siêu xe nổi tiếng ưa dùng carbon như Ferrari, Lamborghini, Pagani, Bugatti hay Koenigsegg… đều đang đặt trụ sở tại châu Âu.
Siêu xe Koenigsegg Jesko Odin sở hữu thân xe được làm hoàn toàn bằng sợi carbon lộ thiên.
Bên cạnh đó, các hăng xe phổ thông hơn như BMW, Hyundai, Lucid và Tesla cũng đang sử dụng ngày càng nhiều carbon trên ô tô điện để giảm trọng lượng xe, qua đó cải thiện tầm hoạt động. Do đó, dự luật cấm carbon của EU chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến nền công nghiệp ô tô toàn cầu.
Việc EU cân nhắc cấm carbon được cho là sẽ vướng phải làn sóng phản đối từ ngành hàng không và ô tô. Tuy nhiên theo nhận định của giới chuyên gia, đề xuất này khó có thể trở thành luật trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất sợi carbon toàn cầu có quy mô tới 5,5 tỷ USD trong năm 2024.