Những sản phẩm được hacker rao bán gồm mă nguồn phần mềm diệt virus Bkav Pro. Mă nguồn ứng dụng bảo mật điện thoại Mobile AV. Mă nguồn Bkav Endpoint. Mă nguồn AI.
Đây được xem là những sản phẩm trọng yếu của công ty công nghệ Việt. Số tiền cho toàn bộ thông tin hacker chiếm đoạt từ Bkav được rao bán là khoảng 250.000 USD và thực hiện thanh toán bằng tiền ảo. Bên cạnh đó, hacker này c̣n chào bán quyền xâm nhập vào hệ thống máy chủ của Bkav.
Cách thức thức giao dịch của hacker này đầy bí ẩn khi sử dụng tiền mă hóa và liên lạc với những người có nhu cầu thông qua dịch vụ email có tính bảo mật cao. Thông tin chào bán được đăng trên một diễn đàn công nghệ của nước ngoài.
Việc hacker công bố tấn công và lấy được dữ liệu của Bkav bắt đầu từ hôm 4/8. Khi đó, tài khoản có tên "Chunxong" cho biết đă lấy được mă nguồn của hàng loạt sản phẩm do Bkav phát triển. Để tăng độ xác thực, hacker này đă đính kèm hàng loạt h́nh ảnh các đoạn mă của các phần mềm Bkav phát triển như AntiAdware, AntiLeak, BkavAutoClean...
Hôm 6/8, trước những thông tin được lan truyền trên mạng xă hội và từ diễn đàn công nghệ, Bkav giải thích những thông tin hacker cung cấp đă cũ, có thời gian từ cách đây hơn 1 năm. Để phản bác công bố của Bkav, khẳng định ḿnh đă và đang hack được hệ thống của công ty công nghệ Việt, tài khoản Chunxong tiếp tục đưa ra ảnh chụp màn h́nh cuộc nói chuyện nội bộ của ban lănh đạo Bkav nhằm đối phó chính việc ṛ rỉ dữ liệu.
Đây không phải lần đầu tiên các công ty công nghệ, an ninh mạng bị hacker tấn công lấy cắp dữ liệu. Năm 2015, Kaspersky - một thương hiệu an ninh mạng nổi tiếng thế giới - cũng bị tin tặc tấn công, làm ảnh hưởng đến hệ thống nội bộ của hăng.
Bkav là một trong những công ty an ninh mạng đầu tiên của Việt Nam, với nhiều sản phẩm bảo mật cho máy tính, điện thoại, hệ thống mạng. Công ty công nghệ này cho biết cơ quan chức năng đang điều tra những thông tin về sự việc.