Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran đang được nối lại sau gần một thập kỷ gián đoạn, mở ra khả năng đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới mà quốc tế đang kỳ vọng.
Nhiệm kỳ thứ hai ở Nhà Trắng đă trôi qua hơn 3 tháng nhưng ông Trump vẫn chưa thể đem về ḥa b́nh cho cuộc xung đột ở Ukraine cũng như cuộc chiến ở Gaza.
Tuy nhiên, với Iran, t́nh h́nh có vẻ sáng sủa hơn. Các phái đoàn Mỹ và Iran đă gặp mặt tại Oman vào cuối tuần trước và sẽ tiếp tục đàm phán trong tuần này nhằm thảo luận trực tiếp việc chấm dứt chương tŕnh hạt nhân của Tehran. Ông Trump, người từng rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) trong nhiệm kỳ đầu tiên, giờ đây lại đứng trước cơ hội tái lập, hoặc chí ít là định h́nh lại một thỏa thuận lâu dài.
Kể từ khi Washington đơn phương rút khỏi JCPOA vào năm 2018, Iran đă tăng tốc mạnh mẽ hoạt động làm giàu uranium – một bước tiến nguy hiểm đến gần ngưỡng chế tạo vũ khí hạt nhân, khiến yêu cầu t́m ra giải pháp ngày càng trở nên cấp thiết.Hiện có ba điểm đáng lo ngại trong chương tŕnh hạt nhân của Iran. Thứ nhất, nước này đă triển khai các ḍng máy ly tâm thế hệ mới có khả năng làm giàu uranium nhanh hơn gấp nhiều lần so với trước kia, từ đó mở rộng đáng kể công suất và tốc độ làm giàu. Thứ hai, Iran đă tích lũy khoảng 275kg uranium làm giàu ở mức 60% - một con số mà các chuyên gia cho rằng đủ để chế tạo sáu đầu đạn hạt nhân, nếu chúng tiếp tục làm giàu đến độ tinh khiết 90%. Đặc biệt, theo báo cáo t́nh báo Mỹ vào cuối năm ngoái, Tehran dường như đang tính toán cách thức để xây dựng một kho vũ khí thô sơ trong ṿng vài tháng — thay v́ đợi cả năm để phát triển công nghệ gắn vũ khí hạt nhân lên tên lửa đạn đạo.
Chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”
Trong bối cảnh ấy, Washington đang đứng trước bài toán làm thế nào để ngăn chặn Iran chạm ngưỡng vũ khí hạt nhân mà không đẩy khu vực vào ṿng xoáy xung đột mới? Chính quyền Trump bị chia rẽ sâu sắc về câu trả lời.
Một bên, dẫn đầu bởi Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz, tuyên bố những “biện pháp mềm” không thể đem lại kết quả, đồng thời cho rằng chỉ có hành động quân sự mạnh mẽ mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề hạt nhân. Bên c̣n lại, gồm Phó Tổng thống JD Vance và Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth, lại ủng hộ giải pháp ngoại giao v́ lo ngại việc sử dụng vũ lực sẽ đem lại rủi ro quá lớn.
Ông Trump, theo cách của riêng ḿnh, ủng hộ cả hai giải pháp. Tổng thống Mỹ nhiều lần đe dọa sử dụng vũ lực với Iran, tuyên bố: “Nếu họ không kư thỏa thuận, sẽ có ném bom... Những cuộc ném bom chưa từng thấy”. Để chứng minh những tuyên bố của ḿnh không chỉ là nói suông, Nhà Trắng đă triển khai một lực lượng quân sự hùng hậu đến khu vực, bao gồm hai đội tàu sân bay tấn công và ít nhất sáu máy bay B-2 mang theo “bom phá boongke” GBU-57, một loại bom được biết đến với khả năng xuyên phá 60m bê tông.
Song song với đó, ông Trump cũng gửi đi những tín hiệu ḥa giải: t́m cách đàm phán trực tiếp với Lănh tụ Tối cao Iran Ayatollah Khamenei, cử Đặc phái viên Steve Witkoff làm trưởng đoàn đàm phán, đồng thời kêu gọi Tổng thống Nga Putin giúp đỡ thuyết phục Tehran.
Chiến lược “cây gậy và củ cà rốt” này của ông Trump dường như đang phát huy hiệu quả. Đây là lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Mỹ và Iran quay lại bàn đàm phán trực tiếp - điều từng được cho là bất khả thi dưới thời các chính quyền tiền nhiệm.
Trên thực tế, Tehran đang ở vị thế yếu hơn bao giờ hết kể từ sau cuộc chiến Iran-Iraq. Trục ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông, vốn kéo dài từ Vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải, đă bị đẩy lùi bởi các cuộc không kích dồn dập của Israel và sự sụp đổ của chính quyền Assad ở Damascus. Trong nước, hệ thống pḥng không quanh Tehran và các cơ sở tên lửa chủ chốt đă ít nhiều bị ảnh hưởng sau cuộc tấn công của Israel. Trong khi đó, nền kinh tế Iran tiếp tục rơi tự do dưới sức ép của các lệnh trừng phạt quốc tế, khiến nguy cơ bất ổn nội bộ gia tăng.
Chính v́ thế, giới lănh đạo Iran, theo các nguồn tin t́nh báo phương Tây, đă cảnh báo ông Khamenei về những ǵ có thể xảy ra nếu Iran thất bại trong quá tŕnh t́m kiếm một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ. Việc nối lại đàm phán là dấu hiệu cho thấy cả Washington và Tehran đều nhận thức rơ tầm quan trọng của một giải pháp ḥa b́nh, dù là tạm thời.
Nghệ thuật đàm phán
Nhưng đạt được thỏa thuận chỉ giải quyết một phần vấn đề, bởi nội dung thỏa thuận mới là phần quan trọng nhất.
Mặc dù thỏa thuận hạt nhân năm 2015 từng được ca ngợi là bước đột phá ngoại giao lớn, nó vẫn vấp phải nhiều chỉ trích từ chính giới Mỹ, đặc biệt là từ các nghị sĩ Cộng ḥa. Theo những người phản đối, thỏa thuận này có thời hạn hiệu lực quá ngắn, cho phép Iran tiếp tục vận hành các cơ sở làm giàu uranium trên lănh thổ ḿnh và quan trọng nhất là không đặt ra bất kỳ giới hạn nào đối với chương tŕnh tên lửa đạn đạo của nước này.
Tuy nhiên, trong ṿng đàm phán lần này, có dấu hiệu cho thấy Tehran đang phát đi những tín hiệu mềm mỏng hơn. Các quan chức Iran tỏ ra sẵn sàng thảo luận không chỉ về các giới hạn nghiêm ngặt và có thể kiểm chứng được đối với chương tŕnh hạt nhân, mà c̣n với vấn đề an ninh khu vực.
Dẫu vậy, những thiện chí ấy cũng đi kèm với các "lằn ranh đỏ" không thể bị vượt qua. Bất kỳ yêu cầu nào từ phía Mỹ hay các bên trung gian nhằm buộc Iran phải phá bỏ toàn bộ chương tŕnh hạt nhân dân sự, bao gồm khả năng làm giàu uranium, hoặc từ bỏ kho tên lửa đạn đạo, đều sẽ bị Tehran bác bỏ dứt khoát.
Điều đó có nghĩa là, tất cả sẽ phụ thuộc vào mức độ mà ông Trump sẵn sàng thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân với Iran.Về điểm này, các tín hiệu từ chính quyền Mỹ vẫn c̣n mâu thuẫn. Sau ṿng đàm phán đầu tiên, Đặc phái viên Steve Witkoff phát biểu rằng mức làm giàu uranium chỉ bị cấm khi vượt quá 3,67%, giống như trong JCPOA. Nhưng chỉ một ngày sau, ông lại nhấn mạnh rằng “một thỏa thuận kiểu Trump” sẽ phải loại bỏ toàn bộ khả năng làm giàu uranium của Tehran - điều mà Iran chắc chắn sẽ từ chối. Chính ông Trump cũng đưa ra phát biểu mơ hồ: “Iran phải xóa bỏ khái niệm vũ khí hạt nhân” nhưng không làm rơ điều đó sẽ được thực thi ra sao.
Theo nhà báo Ivo Daalder của tờ Politico, xét trên toàn cục, thành công vẫn là điều có thể, đặc biệt khi Iran yếu thế và ông Trump cần một chiến thắng ngoại giao để ghi điểm trước công chứng. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào đạt được có thể sẽ không khác nhiều so với JCPOA mà ông chủ Nhà Trắng từng chỉ trích là “thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử”. Trớ trêu thay, nếu ông Trump kư một thỏa thuận tương tự, những người từng chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama có thể lại ca ngợi ông v́ đă mang lại ḥa b́nh, cho dù ḥa b́nh đó mang h́nh hài cũ.
Có lẽ, đó mới chính là nghệ thuật đàm phán thực sự.
|
|