Các quan chức cấp cao của Bộ Quốc pḥng Mỹ đang xem xét khả năng rút tới 10.000 binh sĩ khỏi khu vực Đông Âu.
Quân đội Lithuania và Mỹ tham gia cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Iron Sword vào ngày 24 tháng 11 năm 2016, gần Pabrade, Lithuania. Ảnh Sean Gallup/Getty Images)
NBC News ngày 8/4 đưa tin, thông tin này được trích dẫn từ 6 quan chức Mỹ và châu Âu đă được báo cáo về các cuộc thảo luận liên quan đến khả năng Mỹ rút quân khỏi Đông Âu.
Kế hoạch này nhằm giảm bớt lực lượng gồm 20.000 binh sĩ Mỹ được triển khai trong khu vực vào năm 2022, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine, để củng cố sườn phía đông của NATO.
Hiện tại, binh sĩ Mỹ đang được triển khai tại Ba Lan, Romania và các quốc gia vùng Baltic với mục tiêu ngăn chặn nguy cơ tấn công từ phía Nga và trấn an các đồng minh giáp ranh khu vực này.
Việc rút quân tiềm năng diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth gây sức ép yêu cầu các nước đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc pḥng và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ an ninh châu Âu.
NBC cho biết, quân số Mỹ dự tính rút vẫn đang được thảo luận, nhưng đề xuất hiện tại có thể dẫn đến việc rút khoảng một nửa số binh sĩ được điều động sau tháng 2/2022.
Khả năng Mỹ rút bớt quân được cho là chắc chắn khiến Ukraine cũng như các nước thành viên NATO ở Đông Âu cảm thấy bất an, lo lắng. Tổng Thư kư NATO Mark Rutte trước đó khẳng định, bất kỳ sự giảm quân nào cũng sẽ được thực hiện sau khi tham vấn chặt chẽ với các đồng minh châu Âu.
Trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga tại Saudi Arabia gần đây, Nga được cho là đă yêu cầu NATO rút hoàn toàn khỏi Đông Âu như một điều kiện để b́nh thường hóa quan hệ, theo báo cáo của Financial Times.
Từ lâu, Nga đă cáo buộc NATO đe dọa an ninh của ḿnh. Điện Kremlin đă viện dẫn việc NATO mở rộng về phía Đông và khả năng Ukraine gia nhập liên minh này làm lư do để đưa quân tới Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng sự hiện diện của NATO gần biên giới Nga là lư do chính đáng để Moscow tiếp tục hành động quân sự ở Ukraine.
Cuộc tranh luận về việc duy tŕ quân đội Mỹ ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh NATO đang chịu áp lực tăng mức chi tiêu quốc pḥng. Ông Trump đă kêu gọi nâng trần chi tiêu từ 2% lên 5% GDP, cao hơn nhiều so với mức chi hiện tại của hầu hết các nước thành viên liên minh quân sự này.
Bộ trưởng Quốc pḥng Phần Lan, ông Antti Hakkanen, nói với Financial Times rằng các quốc gia châu Âu cần xây dựng một kế hoạch rơ ràng, phối hợp với Washington, để dần đảm nhận vai tṛ lớn hơn trong việc pḥng thủ châu Âu.
Tuy nhiên, một số quan ngại cho rằng sự hỗ trợ từ Mỹ có thể giảm nhanh hơn tốc độ mà châu Âu có thể tự tăng cường năng lực pḥng vệ.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định rằng ông Trump vẫn ủng hộ NATO, nhưng mong muốn các đồng minh phải đưa ra "một lộ tŕnh thực tế" nhằm giảm sự phụ thuộc vào ngân sách của người đóng thuế Mỹ.
VietBF@ sưu tập
|