Mới thấy có bài viết khá tếu của tay "đại gia trồng bơ Nam Cali" nói về đồ trang bị riêng tư của phụ nữ "băng vệ sinh"), khá là nhạy cảm khi đề cập đến. Nhưng tay này cứ bú-xua-la-mua để mô tả lại, rất buồn cười và cũng đáng ghét!! Mời các bạn xem qua, giải trí cuối tuần cho vui sau những bản tin thật quá kinh hồn như bị rớt máy bay, chết nhiều ngườ, thật là thế sự quá điên loạni!!
Hôm trước, thấy trên mạng, có anh của một người bạn học cũ, than thở là nhà anh ta khi xưa nghèo lắm, khiến cho ḿnh thất kinh. V́ lúc đó ḿnh hay đến nhà anh ta chơi hoài, có khi ngủ lại để học thi tú tài với anh bạn, kể cả được mời ở lại ăn cơm. Có một anh trai đi du học ở ngoại quốc. Nhà có mâm cơm thịt, dưa hành đầy đủ thêm chỉ có một cô con gái và 4 thằng con trai. Ở Việt Nam, nhà nào có con gái đông là nghèo giống như nhà ḿnh. Có đến 8 cô em gái. Nội bà cụ mua băng vệ sinh mỗi tháng cho 8 cô con gái là đủ nghèo rồi, chưa kể sắm sửa áo quần chưng diện để đi chụp h́nh cho toả nắng.
Hàng xóm cũng có một gia đ́nh gồm 3 tên con trai, và 7 cô con gái, mà ḿnh có gặp lại được hai chị em trong chuyến trở về Sàig̣n lần trước. V́ vậy, khi xưa, con gái khi lớn lên đủ tuổi là bố mẹ gả chồng cho bớt tốn
"băng vệ sinh". Theo thống kê th́ nuôi một cô con gái tốn gấp 3 lần so với nuôi con trai. Nhờ đó mà về già, con gái nhớ ơn cha mẹ nên có người, ḿnh nói có người là v́ con cái có căn bệnh mất trí nhớ nhanh sớm.

(Minh họa)
Ḿnh không có sống qua thời bao cấp nên không biết, chỉ nghe kể là sau năm 75, mấy cô em phải sử dụng lá chuối khô để làm băng vệ sinh. Nay th́ được thả dàn. Có lần chở bà cụ đi chơi ở đây, con gái gọi điện thoại nhờ ghé tiệm mua giùm băng vệ sinh, khiến cho bà cụ ḿnh ngạc nhiên v́ nghe nói đàn ông ở Việt Nam ít có ai dám làm chuyện đi mua băng vệ sinh cho con gái hay vợ ḿnh. Ḿnh dẫn bà cụ vào tiệm CVS, chỉ có đủ loại băng vệ sinh khiến cho mẹ ḿnh cứ kêu úi chao ơi. Ḿnh nhớ lúc xưa, người lớn có dặn ḿnh không được đi ngang dưới các dây kẽm phơi quần áo nhất là quần lót phụ nữ v́ sẽ học ngu. Ḿnh hay quên khi chạy chơi với đám bạn trong xóm nên hay chạy trốn dưới mấy chỗ phơi đồ nên do đó đă học ngu từ đó đến nay. Thiên hạ hay hỏi ḿnh
"mi ăn chi mà ngu rứa?" Ḿnh có trả lời, chơi 5,10 dưới quần đen của đàn bà.
Ḿnh có kể vụ lịch sử của nịt ngực, xú chiêng này nọ hay quần lót phụ nữ rồi. Hôm nay, kể vụ băng vệ sinh cho có vẻ vệ sinh trên mạng xă hội. Ông giáo sư da đen Thomas Sowell, cho rằng
"chủ nghĩa thức tĩnh" (wokism) đă hại người da đen của ông. Biến họ trở thành những nạn nhân của nô lệ. Trước đây, nói chung là trước khi Luật Dân sự được công nhận, qua các cuộc đấu tranh được hướng dẫn bởi ông Martin Luther King Jr., mà giáo sư Thomas Sowell có tham dự.
Sau khi thành công, có được quyền Dân Sự, người da màu không c̣n bị buộc cho ngồi phía sau xe buưt, không được chung chạ với người da trắng th́ một số chính trị gia da màu, nạn nhân hoá lịch sử của người da đen khiến cho trong tâm thức, họ cứ đổ lỗi cho quá khứ do cha ông bị bắt làm nô lệ, để đ̣i được bồi thường này nọ. Kết quả họ bị bỏ lại khá xa về mặt kinh tế bởi v́ người da trắng. Trước đó cũng có người da đen, chưa bị nhiễm tư tưởng độc hại về chuyện nạn nhân hoá của quá khứ, có rất nhiều người đă nổi tiếng trong các ngành nghề khác ngoài các môn thể thao như ngày nay. Gần 90% số người da đen được sinh ra với cha mẹ nhưng không có làm đám cưới.
Hôm nay ḿnh đọc được tiểu sử của bà Mary Beatrice Kenner, một người da màu, đă làm thay đổi cuộc sống của bao nhiêu phụ nữ trên thế giới nhờ phát minh của bà ta. Bà ta theo học bậc đại học được hai năm th́ đă nghĩ v́ không có đủ tiền đóng học phí. Vấn đề là ở thời đó có nạn kỳ thị chủng tộc, khi người ta biết bằng sáng chế của bà ta về "băng vệ sinh", để ra bán ở thị trường hoá th́ họ có liên lạc nhưng khi biết bà ta là người da màu th́ họ không lại muốn kư hợp đồng. Cho nên bà ta không kiếm được tiền với bằng phát minh của ḿnh. Nếu như ở ngày nay th́ bà sẽ giàu to. Thế giới có đến hơn 7 tỷ người, cứ tính đổ đồng với 3 tỷ người phụ nữ ở tuổi có kinh nguyệt, mỗi tháng bán một bịch băng vệ sinh là dư sức giàu rồi.
Bà Mary Beatrice Kenner
Xin tóm lược vài hàng về bằng sáng chế băng vệ sinh của bà Kenner. Trước đây họ gọi là
"ṿng đai vệ sinh", khác với
"đai trinh tiết" mà mấy ông Thập tự quân, bắt mấy bà vợ đeo khi họ theo vua đi sang Trung Đông, làm cuộc thánh chiến. Nếu ông chồng bị chết th́ bà vợ sẽ không bao giờ được mở cái
"ṿng đai trinh tiết" và chết theo nó. Lên thiên đàng làm 72 trinh nữ cho mấy ông Thập tự quân chết v́ thánh chiến. Vụ này ḿnh chỉ chế thêm nghe. Nói ra các ông cố đạo sẽ chửi chết.

(Minh họa)
1/ Thiết Kế Của Ṿng Đai Vệ Sinh
•
Đặc Điểm Chính: Đai vệ sinh là một thiết bị điều chỉnh được với một túi chống thấm nước, được thiết kế để giữ miếng băng vệ sinh cố định. Thiết kế này giúp giảm thiểu t́nh trạng bị ṛ rỉ, vốn là vấn đề phổ biến với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ thời bấy giờ. Đai có thể dễ dàng được đeo dưới quần áo, mang lại cảm giác thoải mái và an toàn.
•
Vật Liệu và Sáng Tạo: Việc sử dụng chất liệu chống thấm nước của bà Kenner là một bước tiến vượt bậc, cải thiện đáng kể về vấn đề vệ sinh cá nhân và giảm bớt sự khó chịu. Ở thời điểm đó, hầu hết các phụ nữ sử dụng các miếng vải để tái sử dụng lại, vốn thường cồng kềnh và dễ bị xê dịch hoặc ṛ rỉ. Có lẻ v́ vậy mà phụ nữ khi xưa chỉ có bận váy, không được mặc quần dài. Ai mặc quần sẽ bị phạt do vi phạm thuần phong mỹ tục. Đến khi bà Kenner sáng chế ra băng vệ sinh, mấy bà mới bận quần dài cho ra oai.
•
Dễ Dàng Sử Dụng: Đai có thể cho điều chỉnh phù hợp với nhiều kích cỡ khác nhau, bảo đảm tính tiện dụng cho nhiều phụ nữ.

(Minh họa)
2/ Tại Sao Phát Minh Này Lại Cần Thiết?
•
Lựa Chọn Bị Hạn Chế Ở Thời Đó: Vào những năm 1950, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ c̣n rất sơ khai, và các miếng băng dính sử dụng một lần chưa có xuất hiện. Nhiều người phụ nữ phải sử dụng các miếng vải để tái sử dụng lại, cần giặt giủ thường xuyên, gây ra bất tiện và không bảo đảm vệ sinh. Đai vệ sinh của bà Kenner đem lại một giải pháp hiện đại và thực tế hơn, đáp ứng với nhu cầu cải thiện vệ sinh và sự tiện lợi.
•
Trao Quyền Cho Phụ Nữ: Phát minh này mang lại sự tự tin và tự do hơn cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, giúp họ tham gia các hoạt động hàng ngày mà không lo ngại về chuyện bị ṛ rỉ hay khó chịu. Ḿnh nghe kể lúc xưa, phụ nữ đến thời kinh nguyệt là phải nằm nhà, không được đi đâu cả. Mất sức lao động, có lẻ v́ vậy mà người ta ưa chuộng sinh ra con trai hơn con gái. Mới lú nhú vú là lật đật gả chồng cho rảnh nợ đời.
Nhớ có lần thằng con học tiểu học mà ở trường đă dạy về chuyện kinh nguyệt phụ nữ để đám con trai hiểu trong khi đám con gái lại thấy khó chịu. Một hôm, bà xă đang bực chuyện ǵ đó khiến cho mụ vợ la hét om ṣm, thằng con chạy lại nói,
"bố đừng có buồn, mẹ con đang có kinh nguyệt", khiến ḿnh thất kinh.
3/ Thách Thức Mà Mary Kenner Sẽ Đối Mặt
•
Phân Biệt Đối Xử: Sau khi nộp bằng sáng chế vào năm 1954 (và được cấp vào năm 1956), một công ty bày tỏ sự quan tâm đến việc cho sản xuất đại trà sản phẩm này. Tuy nhiên, khi họ phát hiện ra bà là người da màu, họ đă rút lại lời đề nghị, minh chứng cho sự phân biệt chủng tộc có hệ thống mà bà này phải đối mặt.
•
Hạn Chế Trong Thương Mại: Do rào cản về chủng tộc và giới tính, bà Kenner không thể đưa sản phẩm của ḿnh ra thị trường đại chúng. Bà không thu được lợi nhuận tài chính đáng kể từ phát minh này, mặc dù nó đă giải quyết một vấn đề khá phổ biến, tiện lợi cho giới phụ nữ.
•
Bị Lấn Át Bởi Các Sáng Chế Sau Này: Măi cho đến những năm 1970, các miếng băng vệ sinh có keo dính, sử dụng một lần trở nên phổ biến, thay thế cho nhu cầu sử dụng loại ṿng đai như của bà Kenner.
4/ Di Sản Của Đai Vệ Sinh
•
Bước Tiến Trong Sản Phẩm Vệ Sinh Phụ Nữ: Mặc dù đai của bà không đạt được thành công về thương mại trong thời gian bà c̣n sống, nhưng nó cũng đại diện cho một bước tiến lớn trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Công việc của bà đă đặt nền móng cho những sự cải tiến mới mẽ sau này, góp phần vào sự h́nh thành ra các giải pháp thực tế và có hiệu quả hơn cho sức khỏe phụ nữ.
•
Sự Công Nhận Đóng Góp Của Bà: Trong những năm gần đây, bà Kenner được tôn vinh như một người có bằng phát minh đi tiên phong, người đă giúp rất nhiều trong việc làm cải thiện tốt cuộc sống của phụ nữ. Câu chuyện của bà nhấn mạnh về những đóng góp của phụ nữ da màu đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới, vốn thường bị bỏ qua. Ai có kinh nguyệt hàng tháng th́ nhớ khấn vái bà Mary Beatrice Kenner này.
5/ Tác Động Rộng Lớn Đến Sức Khỏe Của Phụ Nữ
Những thách thức mà bà Kenner phải đối mặt trong việc đưa phát minh của bà ra thị trường nhấn mạnh sự kỳ thị sắc tộc và thiếu sự đầu tư vào sức khỏe kinh nguyệt thời bấy giờ. Công việc của bà đại diện cho tầm quan trọng của việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu độc đáo của phụ nữ, phá vỡ những điều cấm kỵ trong đời sống xă hội.
•
Truyền Cảm Hứng Cho Các Người Sáng Tạo Tương Lai: Sự kiên tŕ của bà Kenner nhắc nhở cho chúng ta rằng, sự sáng tạo và tính bền bỉ có thể mở đường cho những đóng góp thật nhiều ư nghĩa, ngay cả khi đối mặt với sự áp bức trong hệ thống xă hội đương thời.
Ngoài ra bà ta c̣n sáng chế ra đồ giữ cuộn giấy đi cầu nhưng cũng không kiếm được tiền v́ không ai mua lại để tung ra thị trường.
Đai vệ sinh của Mary Kenner không chỉ là một phát minh, nó c̣n là biểu tượng cho sự quyết tâm của bà trong việc cải thiện cuộc sống của phụ nữ bất chấp mọi rào cản. Công việc của bà tiếp tục truyền đi nhiều cảm hứng cho các cuộc thảo luận về vấn đề b́nh đẳng, sáng tạo và những đóng góp bị lăng quên của phụ nữ da màu trong lịch sử Mỹ.
Chỉ khổ là ở ngày nay, mấy người chuyển đổi giới tính, sẽ không cần đến băng vệ sinh. Không hiểu mấy người phụ nữ chuyển giới tính có bị kinh nguyệt hành mỗi tháng hay không. Bác nào có tin tức này th́ cho em xin để bổ túc thêm.

(Minh họa)
Theo lời kể dài ḍng của tay "đại gia trồng bơ Nam Cali" Nguyển hoàng Sơn