Thủ tướng Campuchia Hun Manet (phải) kêu gọi người dân Campuchia không tấn công người Thái Lan. (H́nh: Khmer Times)
Giới truyền thông quốc tế đưa tin:
- Giao tranh biên giới Thái Lan–Campuchia bùng phát ngày 24/7, làm cho ít nhất có 12 người chết, gồm 11 dân thường Thái và một binh sĩ.
- Campuchia sử dụng pháo phản lực BM-21 và nhiều loại hỏa lực khác, bắn vào 3 tỉnh Thái Lan, trong đó có bệnh viện và siêu thị.
- Tỉnh Surin bị trúng pháo khiến cho thường dân bị tử vong khi đang chờ đi sơ tán.
-T ỉnh Si Sa Ket có thêm hai sinh viên bị thiệt mạng tại một siêu thị bị trúng đạn pháo binh.
- Khoảng 40,000 người dân ở 86 làng gần biên giới Thái Lan đă được sơ tán khẩn cấp.
- Phía Campuchia tung video ghi cảnh cho khai hỏa pháo phản lực sang lănh thổ Thái.
- Thái Lan đáp trả bằng cách điều tiêm kích F-16 thả bom vào vị trí do Campuchia kiểm soát.
- Hai bên tố cáo lẫn nhau đă khai hỏa trước và vi phạm lănh thổ.
- Campuchia tố Thái Lan mưu đồ chiếm đất, vi phạm luật pháp quốc tế.
- Khủng hoảng leo thang về ngoại giao: hai nước trục xuất đại sứ và hạ xuông mối bang giao giao.
Phân tích, nhận định & b́nh luận:
Tại sao "xưa giờ không đánh, giờ lại đánh"? Đó là câu hỏi không chỉ của người dân ở hai nước mà cả cộng đồng quốc tế cũng đang hỏi. Việc tranh chấp lănh thổ giữa Thái Lan và Campuchia, đặc biệt quanh khu vực các đền cổ như Ta Moan Thom, đă âm ỉ từ hàng chục năm qua. Tuy nhiên, từ sau các xung đột lẻ tẻ trong năm 2011–2013, t́nh h́nh đă được kiềm chế tương đối, một phần nhờ các cơ chế của ASEAN và nỗ lực ngoại giao song phương.
Vậy tại sao lại có đánh nhau ngay lúc này? Câu trả lời có thể nằm ở ba chữ:
bất ổn nội bộ.
Nghĩa là khi nhà không yên là sẽ đi dọng vô mặt láng giềng sát vách.
Về phía Thái Lan, chính phủ mới lên sau cuộc tổng tuyển cử ồn ào, liên minh cầm quyền chưa vững vàng.
Giới quân sự, vốn nắm vai tṛ then chốt trong chính trường ở Thái, có thể đang cần một
"cú đánh hướng ngoại" để củng cố vị thế.
C̣n Campuchia, sau khi ông Hun Sen rút lui để trao quyền cho con trai Hun Manet, chính phủ mới cần chứng tỏ ḿnh không yếu kém, đặc biệt là về vấn đề bảo vệ chủ quyền. Trong bối cảnh dân chúng chưa quen với cấp lănh đạo mới, một sự kiện như giao tranh biên giới có thể tạo ra cơ hội tốt nhằm xây dựng h́nh ảnh
"bảo vệ tổ quốc".
Nói gọn, cả hai bên đều đang cần có một kẻ thù, và biên giới là nơi dễ bị bùng nổ nhất. Một viên đạn lạc, một bước chân qua ranh giới, tất cả đều có thể làm mồi cho ngọn lửa.
Thái-Miên "giết lẫn nhau", một lời than tuy buồn cười mà thấy đau ḷng
Người dân Việt Nam từng chứng kiến cả trăm năm máu đổ v́ biên giới, nên không xa lạ ǵ với cảnh
"anh em nhà Đông Dương" đánh đấm lẫn nhau. Câu thở dài của ông già Nam Bộ trước máy truyền h́nh:
"Trời ơi, Thái Miên nó giết lẫn nhau!" vừa có phần hài hước, vừa thấm thía.
Cả Thái lẫn Miên đều là hai quốc gia láng giềng, cùng chia sẻ Phật giáo Nam Tông, cùng một thời là chư hầu như Miên hoặc che tàng điếu như Thái những đế quốc lớn, cùng từng là nạn nhân của thực dân. Giờ đây, khi cần sống ḥa b́nh để mở rộng phát triển, họ lại chĩa súng vào nhau. Lúc này không ai chiếm đất được ai. Thắng hay thua, dân thường vẫn là kẻ chịu thiệt.
Sự leo thang có tính toán?
Cuộc giao tranh lần này không phải do dân biên giới căi nhau giành cây thốt nốt hay mảnh ruộng. Hăy để ư: cả hai bên đều có sự chuẩn bị vũ khí hạng nặng. Campuchia khai hỏa pháo phản lực BM-21, thậm chí tung video khoe cảnh cho khai hỏa. Thái Lan th́ lập tức điều F-16 đến thả bom. Đây không c̣n là chuyện xích mích nơi biên pḥng mà là hành động quân sự có tổ chức, có ư đồ về chính trị rơ ràng.
Thế giới hăy dè chừng: biên giới Thái-Miên đang dần trở thành mặt trận chiến lược, nơi các cường quốc (như TQ, Mỹ) có thể can dự gián tiếp qua vũ khí, cố vấn, hay viện trợ quân sự.
Vai tṛ của ASEAN: khi cái áo không c̣n đủ ấm
Khủng hoảng lần này một lần nữa chứng minh sự yếu kém của
ASEAN trong việc giải quyết xung đột trong khối. Dù đă có
"Hiến chương ASEAN", "Cộng đồng Chính trị-An ninh", "Quy tắc ứng xử"… nhưng đến khi súng đạn thật đă nổ lên, tất cả đều im lặng như tờ. Không có ủy ban khẩn cấp, không có tuyên bố chung nào lên án. Thậm chí Lào và Myanmar, hai thành viên liền kề, cũng chưa lên tiếng.
ASEAN có c̣n đủ uy tín để bảo đảm ḥa b́nh cho khu vực Đông Nam Á này hay không?
Nỗi lo của người dân và câu chuyện nhân đạo
Giữa lúc các chính trị gia đôi co, người dân Thái Lan đă chết trong bệnh viện, siêu thị, nhà riêng v́ trúng đạn. Campuchia chưa công bố con số thương vong, nhưng chắc chắn không ít người dân nước này cũng đang hứng chịu bom đạn. 40,000 người dân Thái Lan phải đi sơ tán khẩn cấp, sống nhờ vào các trường học tạm thời. Những đứa trẻ mất cha, những người già rời nhà trong hoảng loạn. Người dân Thái, dân Miên mới là
"phía thua cuộc" trong mọi cuộc chiến.
Hơn nửa thế kỷ sau thời kỳ Pol Pot và chiến tranh Đông Dương, người dân Miên vẫn chưa thoát khỏi ám ảnh bom đạn, lần này không phải do Mỹ, không phải do Việt Nam, mà do chính "anh em" sát nách bắn vào nhau.
Đừng nên để lịch sử tái diễn lại
Lịch sử Đông Dương chưa bao giờ ngưng đổ máu. Nhưng thế kỷ 21, khi cả khu vực đang bận rộn mở mang phát triển kinh tế, hướng đến sự hội nhập và chuyển đổi số, việc Thái – Miên giết lẫn nhau chỉ khiến cho cả hai bị tụt hậu, mất niềm tin, mất đi bạn bè quốc tế.
Đền đài có thể tranh chấp giằng co, nhưng sinh mạng th́ không. Lănh thổ có thể được giải quyết qua đàm phán, nhưng hận thù nếu để lại sẽ kéo dài cả nhiều thế hệ.
- Đừng bắn đạn pháo phản lực vào nhau để đổi lấy uy tín chính trị mong manh.
- Đừng thả bom lên đầu dân để khẳng định chủ quyền.
- Đừng biến Đông Nam Á thành băi chiến trường mới.
Khi cả thế giới đang đi lên qua sự hợp tác, giết chóc lẫn nhau sẽ không làm cho dân tộc nào cao quư hơn, mà chỉ khiến cho lịch sử thêm một trang đẫm máu vô ích, cũng v́ tại mấy đứa điên rồ này!
(Viết từ Melbourne)