Tháng 11/2024, khi một máy bay thương mại đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ), các phi công bỗng phát hiện một thiết bị bay không người lái (drone) lơ lửng ngay bên ngoài cửa sổ buồng lái. Thiết bị này chỉ cách kính chắn gió khoảng 91 mét – quá gần để có thể tránh kịp.
Đây không phải là một sự cố hy hữu. Trên thực tế, đó chỉ là một trong hàng trăm vụ "suưt va chạm" giữa máy bay dân dụng và drone được ghi nhận tại các sân bay lớn nhất nước Mỹ. Hiện tượng đang ngày càng đáng lo ngại khi drone đang trở nên phổ biến trong cả lĩnh vực thương mại lẫn giải trí.
Theo phân tích dữ liệu từ hệ thống báo cáo an toàn hàng không của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), trong năm 2024, gần 2/3 số vụ suưt va chạm máy bay xảy ra tại 30 sân bay bận rộn nhất nước Mỹ có liên quan đến drone. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2020, thời điểm mà hoạt động hàng không suy giảm mạnh do đại dịch COVID-19.
Tính trong cả thập kỷ qua, drone là tác nhân gây ra hơn 50% trong tổng số các vụ suưt va chạm được báo cáo - 122 trên tổng số 240 sự cố. Nhiều vụ trong số này xảy ra trong những t́nh huống cực kỳ nguy hiểm. Tháng 8/2024, một chiếc drone đă bay sát cánh trái của máy bay chở khách khi vừa cất cánh khỏi sân bay Newark. Chỉ một tháng sau đó, một máy bay đang bay ở độ cao 1.200 mét gần sân bay Miami đă đối mặt với một drone trong phạm vi cực kỳ rủi ro.
Các chuyên gia hàng không liên tục cảnh báo: chỉ một khoảnh khắc sai lệch nhỏ cũng có thể biến những sự cố “suưt va chạm” này thành thảm họa thực sự.
Hiện tại, Cơ quan quản lư Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ước tính có hơn 1 triệu drone đang hoạt động trên toàn quốc. Với giá cả ngày càng dễ tiếp cận, nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc drone có khả năng bay cao, bay xa và thậm chí xâm nhập những vùng trời cấm mà họ không hề nhận thức được mức độ nguy hiểm.
Giáo sư William Waldock - chuyên gia an toàn hàng không tại Đại học Embry-Riddle - nhận định: “Chỉ cần có tiền, bạn có thể lên mạng và mua một chiếc drone đủ mạnh để bay vào không phận không nên vào”.
Vùng trời quanh sân bay là nơi tiềm ẩn nguy cơ cao nhất, bởi đây là không gian nơi đường bay của máy bay thương mại và drone có thể giao thoa.
Để đối phó, FAA đă áp dụng một loạt biện pháp, từ việc cấm gần như toàn bộ các hoạt động của drone gần sân bay nếu không được cấp phép, đến việc yêu cầu tất cả drone nặng trên 250 gram phải được đăng kư và gắn thiết bị truyền tín hiệu (transponder). Thiết bị này giúp xác định vị trí drone và danh tính người điều khiển.
FAA cũng đang thử nghiệm các hệ thống nhằm phát hiện và vô hiệu hóa drone một cách chủ động, bao gồm việc sử dụng sóng radio để làm nhiễu tín hiệu, sóng vi ba hoặc tia laser để vô hiệu hóa thiết bị bay trong trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng như vậy là chưa đủ. Họ kêu gọi cần có những biện pháp mạnh tay hơn, như triển khai hệ thống giám sát tự động tương tự "camera phạt nguội" trong giao thông đường bộ - cho phép phát hiện mă thiết bị truyền tín hiệu của drone và gửi phạt đến người vi phạm. Một đề xuất khác là bắt buộc áp dụng công nghệ "geofencing" - giới hạn không gian bay của drone ngay từ khâu sản xuất bằng cách cài đặt toạ độ GPS.
Trước đây, DJI - nhà sản xuất drone lớn nhất thế giới - từng tiên phong trong việc áp dụng geofencing nhằm ngăn drone bay vào các vùng cấm. Tuy nhiên, từ tháng 1 vừa qua, công ty này đă chấm dứt tính năng đó, thay vào đó chỉ đưa ra cảnh báo mềm cho người dùng khi họ tiến vào vùng giới hạn.
Ông Adam Welsh, Giám đốc chính sách toàn cầu của DJI, lư giải rằng số lượng yêu cầu tạm thời gỡ bỏ geofencing quá lớn, đội ngũ hỗ trợ của công ty không thể xử lư kịp. Năm 2024, riêng DJI đă tiếp nhận hơn một triệu yêu cầu như vậy trên toàn cầu. Trong khi các hăng sản xuất khác chưa áp dụng công nghệ tương tự và chính phủ cũng chưa có quy định bắt buộc, mối đe dọa từ drone đối với hàng không vẫn hiện hữu mỗi ngày.
Thực tế cho thấy, rất ít trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lư. Tháng 12/2024, cảnh sát Boston bắt giữ hai người điều khiển drone bay gần sân bay Logan. Một tháng sau, tại California, một người đàn ông 56 tuổi đă bị kết án sau khi chiếc drone của ông đâm vào cánh một chiếc máy bay chữa cháy Super Scooper, tạo ra một lỗ thủng buộc máy bay phải dừng hoạt động trong nhiều ngày.
Tuy vậy, phần lớn các vụ việc tương tự đều không thể truy t́m được người điều khiển. Hệ thống kiểm soát hiện tại c̣n quá nhiều lỗ hổng để có thể theo dơi hết các hoạt động bay không phép của drone.
VietBF@ sưu tập
|