WiFi 7 được phát triển dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11be. Hoạt động trên kênh tần số 320 Hz thay v́ 160 Hz như WiFi 6/6E. Nó c̣n được hỗ trợ công nghệ Multi-Link Operation (MLO), sử dụng linh hoạt tất cả băng tần và kênh có sẵn để tăng tốc kết nối hoặc tránh các băng tần có độ nhiễu cao.
Ngược lại, các thế hệ WiFi trước chỉ có thể kết nối với thiết bị thông qua một băng tần duy nhất.
Người dùng thường phải kết nối các thiết bị có băng thông thấp như máy đọc sách, bộ điều chỉnh nhiệt độ thông minh qua dải tần 2.4 GHz và chuyển sang 5 GHz khi dùng laptop, đầu TV box thông minh.
Với MLO, WiFi 7 có thể quét t́m băng tần tốt nhất để truyền dữ liệu và chuyển đổi giữa các băng tần khác nhau một cách thông minh. Điều này giúp tận dụng nhiều băng tần cùng một lúc, giảm độ trễ mạng v́ không tốn thời gian các kênh bận hoặc tắc nghẽn, dữ liệu có thể truyền theo yêu cầu mà không cần chờ đợi.
Chưa hết, WiFi 7 c̣n có công nghệ Quadrature Amplitude Modulation (QAM), truyền và nhận dữ liệu bằng sóng tần số vô tuyến, giúp tăng lượng dữ liệu truyền tải trong hệ thống mạng.
Với những công nghệ tân tiến nhất, chuẩn WiFi thế hệ thứ 7 được đánh giá là nâng cấp mạnh so với thế hệ trước. Tốc độ dữ liệu tối đa trên lư thuyết đạt gần 30 GB/s, nhanh gấp đôi so với tốc độ của WiFi 6E và gấp 3 so với WiFi 6.
WiFi 7 sẽ giúp giảm độ trễ và sự thiếu ổn định của hệ thống mạng. Nhờ đó, kết nối thế hệ mới hứa hẹn sẽ mở đường cho những công nghệ thông minh trong nhà như phát video 8K, thiết bị thực tế ảo cho metaverse - vốn đ̣i hỏi băng thông rộng.
Để tận dụng các tính năng mới và hiệu suất được cải thiện trên WiFi 7, người dùng cần nâng cấp thiết. Điều đó có nghĩa, bạn cần mua bộ định tuyến mới cùng với smartphone, laptop, TV mới… với chi phí lên tới cả ngàn USD.
Tạp chí Forbes cho rằng ở thời điểm hiện tại, người dùng không nên chi tiền để mua bộ router WiFi 7 mới v́ giá thành đắt đỏ. Bên cạnh đó, người dùng sẽ khó nhận ra sự thay đổi giữa WiFi 7 và WiFi 6 với nhu cầu sử dụng laptop, smartphone, máy tính bảng thông thường.