CEO Satya Nadella vừa gửi một bức thư công khai đến toàn thể nhân viên của Microsoft, trong đó đă hé lộ những chính sách và chiến lược mà Microsoft sẽ thực hiện và thay đổi trong tương lai.
Trong bức thư ngỏ của CEO Satya Nadella gửi đến toàn thể nhân viên của Microsoft đánh dấu sự bắt đầu năm tài chính mới của Microsoft và năm tài chính đầu tiên Nadella sẽ giữ cương vị CEO của công ty (theo lịch tài khóa của Microsoft), Nadella đă đặt ra những mục tiêu và chính sách mà bản thân vị CEO này tự gọi là “tham vọng táo bạo” dành cho Microsoft.
Dưới đây là những điểm đáng lưu ư nhất về sự thay đổi trong chiến lược của Microsoft dưới sự dẫn dắt của Satya Nadella trong tương lai:
Microsoft sẽ không đi theo con đường mà Steve Ballmer đă đi trước đây
Satya Nadella được đánh giá là một con người có tính cách hoàn toàn khác so với CEO Steve Ballmer trước đây của Microsoft, do vậy không quá bất ngờ khi Nadella có những chính sách và chiến lược phát triển công ty khác với những ǵ Ballmer đă làm trong quá tŕnh tại vị.
Trong khi Steve Ballmer chú trọng đến chiến lược phát triển “thiết bị và dịch vụ” ở thời kỳ tại vị, trong bức thư của Satya Nadella lại muốn thay đổi chiến lược, thay v́ chỉ chú trọng vào mảng thiết bị và dịch vụ như trước đây.
“Thiết bị và dịch vụ đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh chuyển đổi của công ty, giờ đây chúng ta cần trau dồi và thay đổi chiến lược của công ty”, Nadella viết trong bức thư của ḿnh.

Satya Nadella được đánh giá là có tính cách và chiến lược trái ngược với CEO tiền nhiệm Steve Ballmer
Điều này cho thấy Satya Nadella sẽ thay thế chiến lược phát triển của công ty trong tầm nh́n dài hạn. Theo các nhà phân tích, nếu Steve Ballmer được xem là một “con bạc”, chấp nhận mạo hiểm bỏ ra những số tiền lớn để thu về thành công hoặc thất bại, th́ Satya Nadella lại giống với “kỳ thủ cờ vua”, người sẽ suy nghĩ trước về những bước đi của ḿnh trước khi quyết định thực hiện sự thay đổi, thay v́ chấp nhận mạo hiểm.
Hiện vẫn c̣n quá sớm để nói rằng chính sách điều hành của Nadella hay Ballmer là hiệu quả hơn, tuy nhiên dẫu sao trong quá tŕnh điều hành công ty, Steve Ballmer cũng đă nhận được không ít sự chỉ trích từ phía các nhà đầu tư v́ chính sách mạo hiểm của ḿnh.
Tương lai của Microsoft là về “trải nghiệm”, không phải “sản phẩm hay dịch vụ”
Hai từ được nhắc đến nhiều nhất trong bức thư dài của Satya Nadella gửi cho nhân viên đó là “làm việc” và “trải nghiệm”, xuất hiện không ít hơn 10 lần trong bức thư.
"Chúng ta sẽ nghĩ đến mỗi người dùng như một “người dùng tiềm năng đa dạng”, những người sẽ sử dụng công nghệ của chúng ta để làm việc hoặc để cho công việc học tập, và những người dùng này cũng sẽ sử dụng công nghệ cho cuộc sống số cá nhân của họ”, bức thư của Nadella có đoạn viết.
Điều này cho thấy Nadella đang muốn mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ trên những sản phẩm và dịch vụ sẵn có của Microsoft, thay v́ phải xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để từ đó bắt đầu phải t́m kiếm thêm những khách hàng sử dụng những dịch vụ và sản phẩm này.
Windows vẫn sẽ tiếp tục là sản phẩm “cốt lơi”
Thị trường máy tính cá nhân đang ảm đạm v́ sự cạnh tranh của các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng, tuy nhiên không v́ thế mà Windows không nằm trong chính sách chiến lược lâu dài của Satya Nadella với Microsoft.
Trong bức thư của ḿnh, Nadella đă nhắc đến “Windows” 13 lần, tuy nhiên không chỉ là Windows dành cho máy tính cá nhân, mà c̣n là Windows dành cho máy chủ, Windows Phone dành cho thiết bị di động hay hệ sinh thái Windows Universal Apps... Windows là sản phẩm và thương hiệu được Nadella nhắc đến nhiều nhất, do vậy chắc hẳn Microsoft vẫn c̣n những chiến lược quan trọng dành cho “con gà đẻ trứng vàng” này.

Windows vẫn là sản phẩm quan trọng và không thể bỏ qua trong tương lai của Microsoft
Trong khi đó, Nadella cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Skype, dịch vụ mà Microsoft đă bỏ ra đến 8,5 tỷ USD để mua lại vào năm 2011, dưới triều đại của Steve Ballmer. Nadella tự tin tuyên bố rằng Skye Translator (công cụ dịch thuật trực tiếp ngôn ngữ khi sử dụng Skype hiện đang được Microsoft thử nghiệm) sẽ làm “thay đổi thế giới”.
Hệ máy chơi game Xbox cũng được Nadella nhắc đến nhiều lần trong bức thư cho thấy Microsoft vẫn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ máy chơi game này để cạnh tranh với Sony hay Nintendo trên thị trường game.
Một điều đáng ngạc nhiên là Nadella chỉ nhắc đến bộ văn pḥng “Office” 2 lần (một lần cho Microsoft Office và một lần cho Office 365). Phải chăng Office vẫn c̣n đạt được những thành công nhất định nên Nadella không cần phải nhắc đến quá nhiều, hay Office sẽ không c̣n nằm trong chiến lược dài lâu mà vị CEO này xây dựng trong tương lai của Microsoft?
Kỹ sư của Microsoft phải sẵn sàng cho sự thay đổi
Đội ngũ kỹ sư tại Microsoft thường xuyên thay đổi hoạt động và tái tổ chức dựa trên những sự thay đổi của đội ngũ lănh đạo cao cấp và đội ngũ lănh đạo từng bộ phận và có vẻ như trong tương lai, sự thay đổi này sẽ càng diễn ra nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn.
“Trong suốt tháng 7, các Lănh đạo cao cấp và tôi sẽ chia sẻ thêm về sự thay đổi tổ chức và vấn đề kỹ thuật đến các nhân viên, mà tôi tin rằng điều này là cần thiết”, Nadella cho biết trong bức thư.
“Để thực hiện mục tiêu mang đến những trải nghiệm “ưu tiên di động và ưu tiên đám mây” cho khách hàng, chúng ta sẽ hiện đại hóa quy tŕnh kỹ thuật, điều khiển dữ liệu, định hướng và tập trung vào chất lượng. Chúng ta phải tổ chức các quy tŕnh kỹ thuật và giảm thời gian, năng lượng cần thiết để hoàn thành những mục tiêu đề ra”, Nadella cho biết thêm.
Điều này cho thấy các kỹ sư làm việc tại Microsoft luôn ở trạng thái sẵn sàng để hoàn thành những công việc mà chắc hẳn sẽ rất nhiều áp lực trong tương lai.
Microsoft cần xây dựng những sản phẩm không giới hạn
Chắc hẳn trong tương lai, Microsoft sẽ tiếp tục t́m kiếm lợi nhuận từ những khách hàng doanh nghiệp bằng các sản phẩm dành cho doanh nghiệp của ḿnh, tuy nhiên không v́ thế mà Microsoft bỏ qua những người dùng tại những thị trường đang phát triển, những doanh nghiệp nhỏ không có kinh phí lớn để sử dụng các sản phẩm đắt tiền của Microsoft.

Sản phẩm của Microsoft sẽ không c̣n giới hạn trên các nền tảng của Microsoft như trước đây
Đề cập đến vấn đề này, Satya Nadella nhấn mạnh sẽ xây dựng những ứng dụng tương thích với mọi đối tượng và có thể sử dụng trên mọi thiết bị, cho phép người dùng thử nghiệm trước khi quyết định mua những ứng dụng đó không hạn chế giới hạn. Những ứng dụng này có thể không bị ràng buộc về hệ sinh thái khi có thể sử dụng trên thiết bị chạy nền tảng này hay nền tảng khác.
Chiến lược này của Microsoft cũng tương tự như những ǵ Google đang làm hiện nay với các dịch vụ và sản phẩm của hăng, không chỉ hạn chế ở những nền tảng nhất định mà mở rộng trên mọi nền tảng, hướng đến mọi đối tượng người dùng.
T.Thủy