Giun nhung New Zealand (Peripatoides novaezealandiae) được gọi là 'hóa thạch sống', v́ chúng không tiến hóa đáng kể trong suốt 500 triệu năm qua, và nó có thể biến con mồi thành súp.
Peripatoides novaezealandiae là một con giun nhung thuộc họ Peripatopsidae. Nó được t́m thấy trên khắp New Zealand. Ảnh: @Science Learning Hub.
Giun nhung New Zealand là động vật không xương sống có chiều dài từ 2 đến 8 cm. Chúng trông hơi giống sâu bướm và có các cặp chân ngắn dọc theo chiều dài cơ thể.
Con vật nổi bật với cơ thể nhung nhúc đốm cam. Người ta cho rằng, chúng sống khoảng 5 năm.
Lớp da nhung của giun nhung New Zealand có lỗ chân lông luôn mở, nghĩa là chúng dễ bị khô. Do đó, chúng thường được t́m thấy ở những nơi râm mát, mát mẻ và ẩm ướt.
Chúng được t́m thấy ở hầu hết các vùng rừng rậm của New Zealand, nhưng chúng cũng ẩn núp trong các mảng c̣n sót lại của bụi rậm và các khu vườn. Chúng cũng thỉnh thoảng được t́m thấy ở đồng cỏ, núi cao và các địa điểm công viên thành phố.
Giun nhung New Zealand ẩn náu sâu bên trong những khúc gỗ mục nát và dưới lá cây, mảnh vụn vào ban ngày, nhưng lại ra ngoài vào ban đêm để săn những động vật không xương sống khác, bằng những tia chất lỏng dính.
Khi gặp một con mồi tiềm năng, giun nhung New Zealand sẽ phun ra một chất nhờn cực dính từ các bộ phận nhỏ nhô ra ở gần miệng để bẫy con mồi.
Sau đó, nó sử dụng hàm để bắt đầu cắt con mồi, đồng thời tiêm nước bọt vào để bắt đầu quá tŕnh tiêu hóa. Khi bên trong con mồi đă hóa lỏng thích hợp, sâu nhung sẽ hút hết những chất lỏng ngon lành đó.
Giun nhung New Zealand cũng được cho là hầu như không thay đổi tiến hóa đáng kể trong suốt 500 triệu năm tồn tại, điều này khiến các nhà khoa học đặt cho chúng một biệt danh khác là: "hóa thạch sống".