Tân Tổng thư kư NATO Mark Rutte được cho là đang theo đuổi lập trường cứng rắn tương tự Tổng thống Mỹ Donald Trump, với kỳ vọng rằng điều này sẽ tạo sức ép đối với các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường chứng khoán tại các nước này, cũng như ở phương Tây, cho thấy không có dấu hiệu bất ổn đáng kể nào sau các tuyên bố đó.
(Ảnh minh họa)
Ông Rutte đă kêu gọi các quốc gia trong nhóm BRICS như Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc ngừng mua dầu từ Nga. Trước đó, Tổng thống Trump từng cảnh báo sẽ áp mức thuế 100% đối với các nước không tuân thủ. Tuy nhiên, một số ư kiến cho rằng việc ông Rutte không nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên NATO và hiện là nước nhập khẩu dầu Nga lớn thứ ba - đă làm dấy lên những câu hỏi về tính nhất quán trong lập trường này.
Một số nhà phân tích nhận định rằng việc cắt giảm đáng kể nguồn cung dầu từ Nga - vốn chiếm khoảng 15% thị trường toàn cầu - có thể khiến giá dầu tăng mạnh, ở mức 20-30% so với mức giá hiện tại khoảng 68 USD/thùng. Do đó, giới đầu tư không phản ứng mạnh với những tuyên bố mang tính răn đe, cho rằng các nền kinh tế lớn như Mỹ, hay châu Âu, sẽ tránh những bước đi có thể gây tổn hại cho chính họ. Dù Liên minh châu Âu đă giảm đáng kể lượng dầu nhập khẩu từ Nga, khu vực này vẫn phụ thuộc vào khoảng 19% nhu cầu khí đốt từ Nga.
Ấn Độ hiện được cho là tiết kiệm hơn 11 tỷ USD mỗi năm nhờ mua dầu từ Nga với giá ưu đăi. Trước đề xuất áp thuế cao đối với các nước tiếp tục nhập dầu Nga - chẳng hạn như mức 500% do Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đưa ra, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho biết: “Chúng tôi đă trao đổi với Thượng nghị sĩ Graham. Những mối quan tâm và lợi ích của Ấn Độ về an ninh năng lượng đă được tŕnh bày rơ ràng. Nếu t́nh huống đó xảy ra, chúng tôi sẽ xử lư khi đến thời điểm”.
Về phía Trung Quốc, các phản ứng được đưa ra rơ ràng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm (Lin Jian), phát biểu hôm thứ Tư: “Trung Quốc cho rằng đối thoại và đàm phán là con đường khả thi duy nhất để giải quyết xung đột ở Ukraine. Chúng tôi kiên quyết phản đối mọi lệnh trừng phạt đơn phương và hành vi áp đặt quyền tài phán ngoài lănh thổ. Ép buộc và gây áp lực không thể giải quyết được vấn đề gốc rễ”.
Phía Nga cũng thể hiện quan điểm không đồng t́nh trước những phát ngôn gần đây từ Mỹ và NATO.
Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng phản đối viện trợ quy mô lớn cho Ukraine - gần đây đă thay đổi quan điểm, đề xuất cung cấp vũ khí hiện đại cho Kiev. Một số nhà quan sát cho rằng Tổng thư kư NATO Mark Rutte có thể đă đóng vai tṛ trong sự thay đổi này, thông qua cam kết hỗ trợ thúc đẩy doanh số vũ khí Mỹ.
Ngoài vấn đề Ukraine, ông Trump và một số lănh đạo châu Âu từ lâu đă thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc, trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến về công nghệ và mở rộng thị phần toàn cầu. Một số phân tích cho rằng, nếu nguồn cung dầu từ Nga bị gián đoạn, hoặc siết chặt, Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn, từ đó ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Một mối quan tâm khác là sự phát triển của nhóm BRICS, ông Trump cho rằng quá tŕnh phi đô la hóa do nhóm này thúc đẩy là thách thức lớn, không chỉ từ các quốc gia riêng lẻ như Ấn Độ. Nền kinh tế Nga vẫn duy tŕ ổn định sau gần 4 năm kể từ khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine cũng khiến nhiều ư kiến đặt câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc và Ấn Độ được cho là đă góp phần giúp Nga đối phó với áp lực.
Ấn Độ hiện là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, sau Ukraine. Dù Nga vẫn là nhà cung cấp chính, chiếm khoảng 36% lượng vũ khí nhập khẩu của Ấn Độ, nhưng con số này đă giảm đáng kể so với giai đoạn 2010-2014 (72%). Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ đang có xu hướng đa dạng hóa nguồn cung, với ưu tiên dành cho Pháp, Israel và Mỹ.
Một số ư kiến cho rằng các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên - và ở mức độ nào đó là Ấn Độ - đang đóng vai tṛ trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu vũ khí của phương Tây. Các quốc gia vùng Vịnh như Qatar và Ả Rập Xê-út cũng được cho là tăng cường mua sắm quốc pḥng, do lo ngại về an ninh khu vực.
Ông Trump từng tuyên bố đă thuyết phục được các nước châu Âu tăng chi tiêu quốc pḥng lên tới 5% GDP, mở ra thị trường ước tính khoảng 1.000 tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc pḥng. Trong bối cảnh đó, Mỹ được cho là muốn duy tŕ lợi thế cạnh tranh trước sự tham gia ngày càng lớn của Trung Quốc, đặc biệt khi các công ty Trung Quốc đă giành được nhiều hợp đồng lớn trong các lĩnh vực khác, như xây dựng và giao thông tại châu Âu.
Mỹ cũng đang hướng đến thị trường quốc pḥng của Ấn Độ, dù điều này có thể kéo theo những hệ lụy đối với quan hệ giữa các nước láng giềng trong khu vực như Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc. Một số phát biểu trước đây của ông Trump về việc giúp “giảm căng thẳng” giữa Ấn Độ và Pakistan cũng được xem xét trong bối cảnh này.
Tóm lại, các động thái hiện nay của ông Trump và NATO không chỉ giới hạn ở vấn đề năng lượng. Chúng c̣n liên quan đến cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc, quan hệ với nhóm BRICS và chiến lược của ngành công nghiệp quốc pḥng phương Tây.
Câu hỏi đặt ra là liệu Ấn Độ sẽ ngả về phương Tây, hay tiếp tục duy tŕ thế cân bằng trong quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ.