Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xây dựng một kế hoạch mới nhằm tái phân bổ kho vũ khí của Mỹ cho các đồng minh, với trọng tâm là hỗ trợ những quốc gia sẵn sàng viện trợ khí tài cho Ukraine, đặc biệt là hệ thống pḥng không Patriot.
Theo The Wall Street Journal, Đức đă được đưa lên đầu danh sách các nước nhận hệ thống Patriot do Mỹ cung cấp. Động thái này nhằm mở đường để Berlin chuyển giao hai tổ hợp Patriot hiện có cho Ukraine.
Việc Đức được ưu tiên nhận Patriot từ kho Mỹ không phải ngẫu nhiên. Berlin từ lâu là đối tác chủ lực trong mạng lưới hỗ trợ Ukraine, và đang chịu áp lực nội bộ dữ dội v́ thiếu hụt năng lực pḥng không. Việc Mỹ lấp đầy khoảng trống này không chỉ là sự bù đắp quân sự, mà c̣n là tín hiệu ngoại giao: Washington sẽ hỗ trợ nếu các đồng minh chủ động “xả kho v́ Ukraine".
Điều này khác biệt rơ rệt với cách tiếp cận của chính quyền Biden trước đây, vốn trực tiếp viện trợ hàng tỷ USD vũ khí và đạn dược cho Kiev. Ông Trump, ngược lại, đang thử nghiệm một mô h́nh viện trợ mới, với Mỹ là người tái trang bị, c̣n các đồng minh là bên cung cấp vũ khí trực tiếp.
Nếu thành công, mô h́nh này có thể được áp dụng với loại vũ khí chiến thuật khác như HIMARS, NASAMS hoặc các loại UAV cảm tử. Ông Trump có thể không cấp ngân sách trực tiếp cho Ukraine, nhưng nhà lănh đạo Mỹ được cho là đang xây dựng một cơ chế “viện trợ trung gian”.
WSJ cho biết, cam kết nhanh chóng tái trang bị kho vũ khí cho Đức đánh dấu lần đầu tiên Lầu Năm Góc tạo điều kiện trực tiếp cho hoạt động viện trợ quân sự dưới thời ông Trump, kể từ khi ông bất ngờ bày tỏ ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev hồi đầu tháng này.
Tuy vậy, kế hoạch này cũng làm nổi bật những thách thức phức tạp trong việc cung cấp các hệ thống như Patriot cho Ukraine, khi chuỗi cung ứng quốc pḥng phương Tây không bắt kịp đáp ứng tốc độ tiêu hao vũ khí tại tiền tuyến.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia châu Âu đồng ư chuyển giao Patriot từ kho dự trữ của ḿnh, chính quyền ông Trump sẽ tiếp tục điều chỉnh kế hoạch phân bổ vũ khí, ưu tiên các nước có đóng góp tích cực cho Ukraine.
WSJ cũng cho hay, hàng loạt thỏa thuận mới giữa Mỹ và các đồng minh dự kiến sẽ được kư kết trong tuần tới. Cụ thể, vào đầu tuần tới, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth sẽ chủ tŕ một cuộc họp trực tuyến với các đồng nhiệm NATO để thảo luận chi tiết kế hoạch viện trợ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được cho là đang xúc tiến các thỏa thuận song phương riêng với từng thành viên NATO về việc mua lại các hệ thống vũ khí đă chuyển cho Ukraine. Toàn bộ quá tŕnh sẽ do Lầu Năm Góc giám sát và điều phối. Ngoài hệ thống Patriot, các thỏa thuận sắp tới sẽ bao gồm cả các loại vũ khí tấn công và pḥng thủ khác mà NATO sẽ chuyển giao cho Kiev và sau đó được Mỹ bù đắp trở lại.
Việc phân phối Patriot cho Đức, trong khi mở ra các cuộc họp cấp bộ trưởng quốc pḥng NATO và tổ chức riêng hội nghị các quốc gia sở hữu Patriot, cho thấy chính quyền ông Trump đang từng bước chia nhỏ trách nhiệm cho các thành viên trong khối NATO. Theo các nguồn tin NATO, nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Canada và Phần Lan đă cam kết tham gia sáng kiến này. Một số nước khác trong Liên minh châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ nhập cuộc khi các điều khoản cụ thể được hoàn thiện.
Tuy nhiên, cả phía Mỹ lẫn châu Âu đều nhấn mạnh rằng yếu tố quyết định là thời gian. Việc chuyển giao vũ khí cần được thực hiện đủ nhanh để bắt kịp nhu cầu khẩn cấp của Ukraine.
Hiện tại, các thủ đô châu Âu vẫn đang chờ đợi Washington làm rơ các chi tiết quan trọng, bao gồm danh mục khí tài sẽ được cung cấp, thời gian chuyển giao, cũng như liệu có áp đặt giới hạn nào về mục tiêu mà các loại vũ khí phương Tây có thể được sử dụng bên trong lănh thổ Nga hay không.
Ông Trump không viện trợ trực tiếp cho Ukraine nhưng không đứng ngoài cuộc. Với việc tái phân phối Patriot, ông đang viết lại cách Mỹ tiếp cận cuộc xung đột ở Ukraine, bằng cách buộc các đồng minh hành động trước, rồi mới được phân chia lại từ kho vũ khí Mỹ. Đây không đơn thuần là một bước đi chiến lược, mà là một đ̣n bẩy chính trị quy mô toàn khối - nơi vũ khí không chỉ đóng vai tṛ lá chắn cho Kiev, mà c̣n trở thành thước đo cho sức bền của liên minh xuyên Đại Tây Dương trong kỷ nguyên Trump.
VietBF@ sưu tập
|