R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jan 2005
Posts: 34,974
Thanks: 29,863
Thanked 20,327 Times in 9,307 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 810 Post(s)
Rep Power: 84
|
Chỉ c̣n vài ngày nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2024, một cuộc bỏ phiếu mà cả thế giới trông đợi kết quả, nhất là các nước đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ ở châu Á như Hàn Quốc. Chính phủ Seoul lại càng hồi hộp hơn cả bởi lẽ họ rất lọ ngại xảy ra kịch bản ứng cử Cộng Ḥa Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Cột trụ chính của Hoa Kỳ ở châu Á
Hàn Quốc là một cột trụ chính của mạng liên minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, một đồng minh lâu đời và đáng tin cậy. Ngày nay, chính liên minh Mỹ-Hàn ngăn chặn Bắc Triều Tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, đồng thời thông qua liên minh với Seoul, Washington thường xuyên răn đe Trung Quốc, Nga và các đối thủ tiềm tàng khác của Mỹ.
Trang mạng của Viện Brookings ở Washington, D.C ngày 16/09/2024 nhắc lại, kể từ khi lên cầm quyền, tổng thống Yoon Suk Yeol đă đưa Hàn Quốc đến gần Hoa Kỳ hơn. Ông đă phản ứng tích cực với lời kêu gọi của Washington về việc hợp tác nhiều hơn với Nhật Bản, đồng minh Đông Á quan trọng khác của Hoa Kỳ. Tổng thống Yoon Suk Yeol và thủ tướng Fumio Kishida đă khéo léo giải quyết những bất đồng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản và xây dựng mối quan hệ song phương vững chắc. Ngày nay, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đă thiết lập quan hệ đối tác ba bên. Tuy nhiên, những tiến bộ trong việc ổn định quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản vẫn c̣n mong manh và thay đổi xu hướng chính trị hoặc nhân sự lănh đạo ở Seoul hoặc Tokyo có thể dẫn đến căng thẳng mới, hoặc tái diễn căng thẳng cũ.
Giữa lúc năng lực hạt nhân của Bắc Triều Tiên, cũng như "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" nguy hiểm giữa Bắc Triều Tiên và Nga đang gây lo ngại, th́ ứng cử viên Cộng Ḥa Donald Trump lại tỏ vẻ ngờ vực về giá trị của quan hệ đối tác quân sự Mỹ-Hàn, khiến cho niềm tin của Hàn Quốc vào tương lai của liên minh bị lung lay. Trong mắt nhiều người Hàn Quốc, số phận của liên minh lẫn an ninh của Hàn Quốc đều bị đe dọa trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này.
Phát triển vũ khí hạt nhân cho Hàn Quốc?
Trong bối cảnh căng thẳng cao độ với Bắc Triều Tiên, một số giới chức trong chính phủ Hàn Quốc đă dự trù đến việc tự phát triển vũ khí nguyên tử, như tường tŕnh của thông tín viên Célio Fioretti từ Seoul ngày 29/10/2024:
“Nếu như người Mỹ rút đi? Đó là kịch bản thảm họa mà chính phủ Hàn Quốc rất lo ngại khi sắp đến bầu cử tổng thống Mỹ 05/11. Là nhà nghiên cứu về chiến lược tại Viện Sejong, ông Cheong Seong Chang thường xuyên thảo luận với chính phủ Seoul về giả thuyết này.
Ông nói: “Donald Trump đă nhắc lại là ông muốn rút lực lượng ra khỏi Hàn Quốc hoặc ít ra là tăng rất cao chi phí mà Seoul phải đảm nhận cho việc duy tŕ lực lượng Mỹ tại miền nam bán đảo Triều Tiên.Việc triệt thoái lực lượng này sẽ tạo ra một nguy cơ rất lớn cho an ninh của chúng tôi.”
Chính phủ Seoul hiện đang xem xét khả năng phát triển một kho vũ khí hạt nhân cho Hàn Quốc để răn đe Bắc Triều Tiên. Nhưng đây chưa phải là lập trường chính thức của tổng thống Yoon Suk Yeol, hiện vẫn muốn trấn an các đồng minh. Tuy vậy, đối với nhà nghiên cứu Cheong Seong Chang, đây là một biện pháp cần thiết. Ông lưu ư: “ Từ đây đến năm 2027, chế độ Bắc Triều Tiên có thể sở hữu đến 240 đầu đạn hạt nhân, một số lượng tương đương với Pháp. Trong bối cảnh như vậy, tôi nghĩ là chúng tôi cũng cần có một kho vũ khí nguyên tử”
Nhưng cho dù chính phủ Seoul có muốn tự phát triển vũ khí hạt nhân, chương tŕnh này cũng khó mà thành hiện thực, bởi v́ Hàn Quốc là một trong những nước kư kết hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Cũng không chắc là Washington sẽ tán đồng với một dự án mà cái giá phải trả về mặt chính trị và ngoại giao sẽ rất cao.”
Hiện giờ chưa ai biết cụ thể chính sách ngoại giao nói chung và chính sách châu Á nói riêng của ứng cử viên Dân Chủ Kamala Harris sẽ ra sao, nhưng nếu đắc cử tổng thống Mỹ, chắc là bà Harris phần lớn sẽ đi theo đường lối của người tiền nhiệm Joe Biden.
Củng cố liên minh dưới thời Biden
Trong gần bốn năm qua, chính quyền Biden đă khôi phục thiện chí song phương và ḷng tin của Hàn Quốc vào cam kết quốc pḥng của Hoa Kỳ, vốn đă bị tổn hại bởi những lời chỉ trích thẳng thừng của cựu tổng thống Donald Trump đối với Hàn Quốc, do ông đặt lại vấn đề về giá trị của liên minh Mỹ-Hàn và lần đầu tiên yêu cầu Seoul chia sẻ nhiều hơn gánh nặng quốc pḥng.
Theo trang mạng của Viện Brookings, dưới thời chính quyền Trump, Hàn Quốc đă rất thất vọng v́ bị ông Trump cho là không đóng góp đủ cho quốc pḥng và cho việc duy tŕ lực lượng Hoa Kỳ, mặc dù Seoul đă cung cấp phần lớn lực lượng chiến đấu tiền tuyến chống lại Bắc Triều Tiên, tài trợ gần như toàn bộ chi phí xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Hoa Kỳ và mặc dù Seoul đă đồng ư tăng hỗ trợ thường xuyên hai năm một lần cho lực lượng Hoa Kỳ.
Cũng dưới thời chính quyền Biden, Hoa Kỳ đă mở lại các cuộc tập trận quy mô lớn với quân đội Hàn Quốc, những cuộc tập trận mà Donald Trump đă đơn phương đ́nh chỉ trong khuôn khổ chính sách của ông đối với Bắc Triều Tiên, mà sau đó đă gặp thất bại. Hoa Kỳ cũng đă điều động các thiết bị quân sự chiến lược, bao gồm các oanh tạc cơ có khả năng mang vũ khí hạt nhân, tàu sân bay và tàu ngầm tấn công, đến Hàn Quốc để chứng minh Washington sẵn sàng sử dụng tất cả các loại vũ khí trong kho vũ khí của ḿnh để bảo vệ đồng minh.
Trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Hàn vào tháng 4/2023, tổng thống Joe Biden và tổng thống Yoon Suk Yeol đă ra bản Tuyên bố Washington, bao gồm cam kết răn đe mở rộng mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đối với Hàn Quốc. Tuyên bố này cũng thành lập Nhóm tư vấn hạt nhân để thảo luận, lập kế hoạch và phối hợp khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ. Nhưng Tuyên bố Washington chỉ xoa dịu nhưng không loại bỏ được mối lo ngại của Hàn Quốc rằng một nước Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào đối nội có thể sẽ không tuân thủ cam kết bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng bao gồm cả vũ khí hạt nhân.
Nói chung, ngay cả dưới thời tổng thống Biden, Hàn Quốc vẫn lo lắng về tương lai của liên minh với Hoa Kỳ. Kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên hiện là mối đe dọa thường trực và quan hệ đối tác Nga-Triều đă tạo ra một mối đe dọa mới khiến Seoul càng quan ngại.
Nhưng theo trang mạng của Viện Brookings, yếu tố chính khiến Hàn Quốc lo lắng đó là việc Trump trở lại Nhà Trắng sẽ chấm dứt cách tiếp cận theo hướng củng cố liên minh của chính quyền Biden. Ông sẽ có giọng điệu chống liên minh mới và sẽ yêu cầu Seoul chia sẻ gánh nặng tài chính nhiều hơn, thậm chí sẽ cắt giảm lực lượng Hoa Kỳ trên bán đảo Triều Tiên.
Cho nên, tác giả bài viết trên trang mạng của Viện Brookings khuyến nghị tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo nên xây dựng trên nền tảng vững chắc đă được đặt ra cho sự hợp tác trong tương lai giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Tổng thống mới sẽ t́m thấy một đối tác sẵn ḷng ở Seoul để có một quan hệ đối tác toàn diện hơn, bao gồm các vấn đề an ninh, hợp tác kinh tế và công nghệ, biến đổi khí hậu, ổn định chuỗi cung ứng, ǵn giữ ḥa b́nh, hỗ trợ nhân đạo và phát triển. Tận dụng cơ hội này sẽ nâng cao an ninh và vị thế của chính Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, việc giải quyết các mối đe dọa vũ khí hạt nhân và vũ khí quy ước của Bắc Triều Tiên vẫn phải là ưu tiên hàng đầu của liên minh. Hoa Kỳ không nên có các bước đi đơn phương đối phó với B́nh Nhưỡng, đặc biệt là các hành động có thể được coi là tín hiệu chấp nhận cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhânl. Các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trên toàn cầu sẽ theo dơi cẩn thận cách chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo quản lư mối quan hệ với Seoul. Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo sẽ có cơ hội gửi thông điệp về tầm quan trọng của các liên minh và giá trị của lời nói và cam kết của Hoa Kỳ. Việc không truyền tải thông điệp đó sẽ gây ra hậu quả to lớn đối với uy tín và khả năng lănh đạo của Hoa Kỳ.
__________________
|