KHỞI ĐI TỪ MỘT SAI LẦM CHIẾN LƯỢC
Qua ngót một phần tư thế kỷ, kể tử ngày
5 tháng 4 năm 1995 khi ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đại diện cho Việt Nam đặt bút kư Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong, Việt Nam
đă phạm một sai lầm chiến lược là :
- " Từ bỏ quyền phủ quyết / Veto Power, một điều khoản hết sức quan trọng đă có trong Hiệp Định Ùy Ban Sông Mekong 1957 (Mekong River Committee)
v́ Việt Nam là một quốc gia cuối nguồn.
Người viết cách đây ngót 2 thập niên đă đưa ra nhận định là :
Ủy Hội Sông Mekong 1995 (Mekong River Commission) là một "Biến thể và xuống cấp”
so với Ủy Ban Sông Mekong 1957 thời Việt Nam Cộng Ḥa trước đây.
https://www.youtube.com/watch?v=vvsqCkLvIlA
Rồi trải qua bao nhiêu Hội nghị Thượng đỉnh từ cấp Thủ Tướng tới hàng Bộ trưởng, vẫn
không có một nỗ lực cụ thể hay tiếng nói mạnh mẽ nào
từ Việt Nam để cùng các quốc gia trong lưu vực thực hiện những điều
tối thiểu đă giao kết trong Hiệp Định về Hợp Tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong 1995.
Và không phải là ngẫu nhiên mà ĐBSCL mới mau chóng phải đối đầu với một thảm họa môi sinh như hôm nay.
https://www.youtube.com/watch?v=T4AGSFcpRMg
Cứ 4 năm một lần, năm 2018
TT Nguyễn Xuân Phúc lại dẫn một phái đoàn đi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Ủy Hội Sông Mekong [MRC Summit], đem theo một bài diễn văn viết sẵn với ngôn từ rất hoa mỹ ( hai cuộc họp Thượng Đỉnh trước 2010, 2014 nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu phái đoàn VN ); và như từ bao giờ khi các bài diễn văn được đọc xong, là lúc 4 nguyên thủ quốc gia Mekong cùng bước lên sân khấu nối ṿng tay trong tay cho báo chí chụp h́nh PR .
Sau đó ai về nhà ấy, để rồi 4 năm sau là một Hội Nghị Thượng Đỉnh khác, với cùng một kịch bản,
vẫn những khẩu hiệu trống rỗng, trong khi Con Sông Mekong, Biển Hồ, ĐBSCL th́ đang chết dần.
Hà Nội th́ chưa bao giờ
có được tiếng nói mạnh mẽ – nhất là với Trung Quốc và cả Lào, để bảo vệ nguồn nước ngọt và phù sa sinh tử của ḿnh, cho dù biết rơ Việt Nam là một quốc gia nạn nhân cuối nguồn. [nguồn: ảnh MRC Việt Nam].
https://www.youtube.com/watch?v=RMOgcJGBbxs
CẢNH ĐỒNG SÀNG DỊ MỘNG
Khi mà trong mỗi kế hoạch khai thác Sông Mekong đă ẩn chứa những mâu thuẫn sâu xa về quyền lợi giữa các nước thành viên nếu chỉ đứng trên quan điểm quốc gia hạn hẹp.
Không dễ ǵ vượt qua trở ngại ấy nếu không có được một mẫu số chung – một Tinh Thần Sông Mekong, với không khí đối thoại cởi mở dẫn tới sự tin cậy để cùng nhau tính toán từng bước thận trọng trên quan điểm phát triển bền vững / sustainable development cho toàn lưu vực.
Cho dù từ những thập niên 1950, 1960 Ủy Ban Sông Mekong 1957 đă có những kế hoạch vĩ mô xây dựng các đập thủy điện lớn trên sông Mekong nhằm thăng tiến kinh tế cho cho vùng hạ lưu
nhưng đă bị gián đoạn do cuộc Chiến tranh Việt Nam, khiến cho con sông Mekong vẫn c̣n giữ được vẻ hoang dă và cả sự nguyên vẹn thêm một thời gian nữa.
https://www.youtube.com/watch?v=qQFqW-IDtzg
Và để rồi, bắt đầu từ thập niên 1970, Trung Quốc như một “kẻ đến sau” nhưng đă nhanh chóng có cả một kế hoạch vĩ mô khai thác nguồn thủy điện phong phú của sông Lancang-Mekong với hàng loạt các dự án đập khổng lồ trên khúc sông chiếm hơn nửa chiều dài Sông Mekong 4,800 km nằm trong lănh thổ Trung Quốc.
Và kết quả Bắc Kinh, tuy là
“kẻ đến sau nhưng đă về trước” và tính đến nay, Trung Quốc hoàn tất 11 con đập khổng lồ trên khúc sông Lancang-Mekong (6,7) bắt nguồn từ Tây Tạng xuống Vân Nam và
Trung Quốc hiện nay đă nắm trong tay 40 tỉ mét khối nước của con Sông Lancang-Mekong.
https://www.youtube.com/watch?v=k7Q9yBXsOk4