VIỆT NAM THẤT THỦ CHIẾN LƯỢC TRÊN ĐỊA BÀN SÔNG MEKONG !
Vậy mà đă 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đă 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995].
Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đă xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang ḍng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lănh thổ TQ với
lượng điện sản xuất đă lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang
tiếp tục xây thêm 19 con đập khác .
Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, c̣n có kế hoạch chuyển ḍng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia c̣n có thêm dự án 12 đập ḍng chính hạ lưu.
Ngoài ra c̣n hàng trăm con đập phụ lưu đă và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Khi mà hai con đập lớn nhất Nọa Trác Độ / Nuozhado 5,850 MW và Tiểu Loan / Xiaowan 4,200 MW đă hoạt động
phát điện toàn công xuất , có thể nói về tổng thể Trung Quốc đă hoàn tất phần lớn nhất kế hoạch thủy điện bậc thềm Vân Nam với 40 tỉ mét khối nước dự trữ trong các hồ chứa,
tích luỹ trên 50% lưu lượng ḍng chảy trung b́nh hàng năm và
chặn 90% phù sa từ thượng nguồn, đủ cho TQ
nắm quyền sinh sát toàn lưu vực sông Mekong.
https://www.youtube.com/watch?v=9Mnwb73pVv8[
Không hề có dấu hiệu nào các dự án xây đập thủy điện trên suốt dọc chiều dài sông Lancang-Mekong sẽ chậm lại.
Với 11 con đập Vân Nam, nay thêm 4 con đập ḍng chính ở Lào :
- Đập Xayaburi và Don Sahong đă hoàn tất (2019)
- Đâp Pak Beng và Pak Lay đang triển khai
https://www.voatiengviet.com/a/dap-t...c/2984379.html
Các quốc gia trong lưu vực dưới Sông Mekong đang phải hứng chịu những hậu quả nhăn tiền :
1/ Bắc Thái Lan :
- Tháng 7 vừa qua, do khúc sông Mekong cạn ḍng với cá chết, đồng lúa khô cháy, Thủ Tướng Thái Lan phải kêu gọi TQ cứu nguy xả nước từ con đập Cảnh Hồng, Thái cũng yêu cầu Lào tạm ngưng hoạt động phát điện từ con đập Xayaburi; mà cũng Thái Lan là khánh hàng chính mua điện từ cả hai con đập này. (4)
Prayut : China, Laos, Myanmar asked to release water. Mongkol Bangprapa, Bangkok Post 24.07.2019
https://www.bangkokpost.com/thailand...-release-water
2/ Biển Hồ trái tim của Cambodia mực nước xuống thấp nhất, có nơi trơ đáy cho dù đă quá giữa mùa mưa; do mất nhịp đập của lũ / Mekong flood pulse, con sông Tonle Sap không thể đổi chiều, đưa nước chảy ngược lên Biển Hồ, như vậy có thể sẽ không c̣n Lễ hội Nước Bon Om Tuk truyền thống hàng năm nơi Quatre Bras, Phnom Penh.
https://www.youtube.com/watch?v=B6-NDKmVKIk
3/ Đồng Bằng Sông Cửu Long, năm nay 2019 cho đến tháng 7 qua cuối tháng 8 nước lũ thượng nguồn đổ về vẫn quá ít, mực nước ở Tân Châu và Châu Đốc xuống cực thấp – phá cả kỷ lục thấp nhất của năm hạn hán 2016, không chỉ ngư dân mất nguồn cá mà nông dân th́ thấy trước không có đủ nước cho vụ lúa sắp tới và c̣n phải hứng chịu thêm một thảm họa kép :
- Do không có sức đẩy của nguồn nước ngọt thượng nguồn,
nạn nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn và đang lấn sâu hơn nữa vào vùng châu thổ. (5)
Đầu nguồn "khát nước" và những nỗi lo. B́nh Nguyên, Báo Cần Thơ Online: 04.08.2019
https://baocantho.com.vn/dau-nguon-k...o-a111866.html
https://www.youtube.com/watch?v=itBcFgr0HCA
Câu hỏi khẩn thiết đặt ra là :
- 70 triệu cư dân trong Lưu vực Sông Mekong và ngót 20 triệu dân vùng ĐBSCL sẽ
phải làm ǵ để thích nghi và sống c̣n, trước khi t́nh thế không thể đảo nghịch ?
Ủy Hội Sông Mekong / MRC bao gồm Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam trong ngót một phần tư thế kỷ qua
đă chứng tỏ vô hiệu, nếu không muốn nói là gián tiếp đồng lơa cho các dự án đập thủy điện hiện nay.
Chính Việt Nam cũng xây các đập thủy điện trên các phụ lưu Sông Mekong,
cũng là khách hàng quan trọng mua thủy điện của Lào và Cambodia
và cả đầu tư góp vốn cho các dự án xây đập của hai quốc gia này…
Nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam qua đường dây 220kV Xekaman 1- Pleiku 2 - Ảnh: X.TIẾN
https://tuoitre.vn/lo-thieu-dien-de-...5092132249.htm
BS Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn CLCD BĐDS xuất bản từ năm 2000, cùng với nhóm Bạn Cửu Long, từng theo dơi và lên tiếng báo động liên tục về một Lưu Vực Sông Mekong và ĐBSCL trước nguy cơ. (1)
Đọc tác phẩm Cửu Long Cạn Ḍng, Biển Đông Dậy Sóng. Đỗ Hải Minh, Tập san Thế Kỷ 21, Số 139, 11/ 2000. Mekong Ḍng Sông Nghẽn Mạch, Ngô Thế Vinh, Nxb Văn Nghệ 2007.
Và đây là một bài viết cập nhật tháng 8, 2019, với một nhận định khá bi đát là :
Việt Nam đă bị thất thủ chiến lược trên địa bàn Sông Mekong – và ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị tan ră. Việt Ecology Foundation
https://www.youtube.com/watch?v=09wGzf0Borg