View Single Post
Old 06-09-2024   #78
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 34,504
Thanks: 29,494
Thanked 20,000 Times in 9,154 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 804 Post(s)
Rep Power: 82
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

PHẦN 60.
CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ.
- CƠ HỘI ĐẾN RỒI ĐI (6)
(Ảnh Vơ Nguyên Giáp và Patti trong buổi lễ gặp mặt vào ngày 26/8/1945)
Ngày 25/8/1945 Hồ chí Minh từ Tân Trào về đến Hà Nội, mục đích tối cao của ông là nhanh chóng phải tuyên bố được Việt Nam là một nước độc lập, tổ chức ngày lễ chính thức cho toàn dân và thế giới biết trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
Hồ Chí Minh lo lắng, quân Pháp có thể theo quân Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc, cùng với các tổ chức đảng phái người Việt đi theo sẽ tạo thế bất lợi.
Để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ, dù chỉ qua một đại diện người Mỹ là thiếu tá Patti, người chẳng có vai tṛ ǵ trong việc công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh, nhưng có thể đóng vai tṛ h́nh ảnh của nước Mỹ như một sự bảo trợ cho Việt Minh ít nhất là vấn đề an ninh, dù ǵ Patti là người Mỹ có quyền lực nhất tại Hà Nội lúc này.
Ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh đă cử Vơ Nguyên Giáp đi gặp Patti, và Vơ Nguyên Giáp đă xây dựng một kịch bản làm Patti ngỡ ngàng.
Hôm đó là chủ nhật đầu tiên Patti ở Hà Nội, Patti đang chờ đợi một ngày yên tĩnh và kéo dài bữa ăn sáng th́ nghe thấy ngoài cửa có tiếng ồn ào, tiếng kèn trống.
“Đây là một cuộc biểu t́nh nữa”, Grélecki vừa nói vừa cùng với Bernique chạy ra cửa quan sát. Ngay ở thềm cửa trước nhà đă có bốn quư ông Việt Nam chờ hỏi trưởng phái bộ Mỹ.
Họ là đoàn đại biểu của Ủy ban Giải phóng Dân tộc (của Việt Minh), tức Chính phủ lâm thời mới, đến để chào mừng Đồng minh.
Bernique mời họ vào pḥng khách lớn. Patti nhận ra ngay Vũ Văn Minh và ông ta giới thiệu người cầm đầu phái đoàn là Vơ Nguyên Giáp, đại diện cho Hồ Chủ tịch. Tiếp đó Giáp giới thiệu Dương Đức Hiền và Khuất Duy Tiến. Họ đều mặc đồ trắng, thắt cà vạt, trừ Giáp mang một áo khoác cũ và mũ cát trắng.
Bằng tiếng Pháp hoàn hảo, Giáp chuyển lời hoan nghênh của cá nhân Hồ Chủ tịch và của bản thân ông. Hỏi chúng tôi có được dễ chịu không? Có cần ǵ không? Nói Patti hăy cứ tự coi ḿnh như là khách quư của Chính phủ Việt Nam. Họ mong rằng người Mỹ sẽ ở lại đây lâu và sẽ thấy thú vị.
Patti nhờ Giáp cảm ơn Hồ Chí Minh và mong rằng sẽ sớm được gặp ông.
Hai người giúp việc Việt Nam bưng cà phê vào mời khách và Hiền đă thân mật chuyện tṛ với một trong hai người.
Patti ít nhiều ngạc nhiên khi biết Phát, một người giúp việc, trước đây là một sinh viên trong phong trào thanh niên của Hiền và phong trào này đă đi theo đội quân Giải phóng của Giáp. Sau, Phát đă được chỉ thị gia nhập vào đơn vị Bảo an thân Nhật để hoạt động cho Việt Minh.
Tuy ngạc nhiên nhưng người Mỹ cũng chẳng có ǵ phải lo ngại v́ đă thường xuyên duy tŕ được một chế độ bảo mật chặt chẽ trong sinh hoạt...
Sau những lời hoan nghênh và xă giao chính thức, Giáp thưởng thức ly cà phê và đi vào câu chuyện nghiêm chỉnh.
Theo Giáp, Hồ Chủ tịch rất mừng khi biết người Mỹ tới Hà Nội, nhưng lại lo việc về các sĩ quan Pháp đi theo cùng. Giáp muốn cho biết thế nào mà người Pháp lại có thể tới Hà Nội trước được người Trung Quốc? Hay là Đồng minh đă thay đổi kế hoạch? Hoặc người Pháp đă được phép chiếm lại Việt Nam?
Patti bảo đảm với Giáp rằng kế hoạch của Đồng minh không có ǵ thay đổi. Ở Potsdam, người Trung Quốc đă được chỉ định tạm thời chiếm đóng Đông Dương từ bắc vĩ tuyến 16 để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật và hồi hương quân Nhật bại trận.
Quân đội Pháp ở Trung Quốc sẽ chỉ được phép di chuyển dần từng bộ phận về phía nam sau khi Đồng minh đă tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Patti giải thích cả người Trung Quốc và người Mỹ đều không có kế hoạch giúp Pháp quay trở lại Đông Dương bằng vũ lực.
Thế c̣n nhóm đi cùng trên máy bay với Patti? Tại sao Patti lại đưa họ đi theo? Giáp không hiểu nổi như thế là thế nào.
Patti cũng thấy được sự bối rối của họ.
Người đứng đầu cơ quan T́nh báo Pháp ở Trung Quốc (Sainteny) hiện đă có mặt ở tại Hà Nội nhờ có sự giúp đỡ của Đồng minh, và họ lại c̣n được người Nhật cho trú ở Dinh Toàn quyền Pháp... Người Mỹ là những người đầu tiên vào Đông Dương, nhưng họ lại tuyên bố họ chỉ có nhiệm vụ quan sát việc giải giáp quân Nhật và giao cho người Trung Quốc gánh vác mọi trách nhiệm.
Trong suy nghĩ của Giáp th́ t́nh h́nh thực là rối rắm.
Patti nói rơ với Giáp:
- Theo chỗ tôi biết, cho đến nay Mỹ không có ư định giúp người Pháp quay trở lại Đông Dương chống lại nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, và sau này chắc cũng sẽ như vậy. Nhưng tất cả chúng tôi đều hiểu rằng Pháp đă là một nước đồng minh, đă bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh chống Đức, giống như Anh và Liên Xô, Pháp không thể bị khước từ về t́nh hữu nghị của chúng tôi, mặc dù chúng tôi có thể không đồng t́nh với các chính sách thực dân của Pháp.
Trong vấn đề này chúng tôi không hoàn toàn nhất trí với cách làm của người Anh. Phái đoàn chúng tôi đă để cho toán nhỏ 5 người Pháp đi theo, trên cơ sở thống nhất với nhau rằng họ sẽ chỉ hạn chế vào việc làm công tác nhân đạo đối với tù binh và thường dân Pháp. Hơn nữa, ngay cả việc đó họ cũng chưa được phép làm.
Khi Patti nói tới Liên Xô, Giáp và Tiến đă tỏ ra chú ư đặc biệt.
Cả hai đều muốn phát biểu, nhưng Giáp đă nói muốn biết tại sao Liên Xô lại không có đại diện ở Đông Nam Á.
Patti đáp lại một cách dễ dàng; Nguyên soái Xtalin ở Potsdam đă đồng ư để cho Tổng tư lệnh tối cao các nước Đồng minh được cử các đại diện Đồng minh để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật và chỉ định nơi tổ chức cuộc đầu hàng. Thống chế Tưởng đă được chỉ định cho miền Bắc Đông Dương, trong khi mà Liên Xô tỏ ra không muốn giành quyền ưu đăi đối với vùng này.
Hiển nhiên là Giáp và Tiến chẳng khi nào nghĩ tới khả năng có thể Nguyên soái Xtalin lại không muốn để cho ḿnh bị dính líu trực tiếp vào vấn đề Việt Nam đang rối rắm. Họ ngừng hỏi và cũng có thể ngại hỏi để rồi lại phải nghe thêm những điều chẳng thích thú lắm.
Giáp lên tiếng cừời, một điều ít khi thấy, và nói “Công chúng đang mong được đón chào ông và các bạn Mỹ của chúng ta. V́ vậy, xin mời ông và cả đoàn hăy vui ḷng ra phía cổng trước”.
Qua những tiếng ồn ào, Patti biết ngay đây là một buổi lễ ở ngoài trời. Bernique tập hợp cả toán lại trước cái sân nhỏ, c̣n người Mỹ cũng thu xếp, Giáp và Patti dẫn đầu, theo sau là các vị đại biểu Việt Nam rồi đến những người c̣n lại trong toán OSS.
Họ tiến đến các bệ ở cạnh cổng ra vào, giữa một cảnh tượng đẹp mắt, và ấn tượng.
Một dàn quân nhạc khoảng 50 người đă đứng dàn ngang trên đường, phía trước mặt.
Phất phới trong gió 5 lá cờ lớn của Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Bên trái là một đơn vị bộ đội 100 người đứng ở tư thế “nghiêm chào”.
Họ trông thật giống đội quân mà Thomas trong toán “Con Nai”, với mũ cát, có áo cộc tay, quần soóc kaki, mang vũ khí Mỹ và Anh.
Bên phải là các toán thanh niên của Hiền, mặc đồ trắng.
Chung quanh bên trong là các ṿm cây điểm hoa của khu phố
Beauchamp... Giáp chỉ và nói một cách tự hào: “Bộ đội của chúng tôi vừa mới từ rừng núi về”.
Thoáng một cái, các cờ được kéo xuống, trừ cờ Mỹ, quốc thiều Mỹ nổi lên, rồi các cờ lại được kéo lên. Sau đó, cứ tiếp tục như vậy cho cờ mỗi nước, lần lượt đến Liên Xô, rồi Trung Quốc và cuối cùng là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.
Sau khi Patti tỏ lời cảm ơn đoàn đại biểu, viên chỉ huy bộ đội, đội quân nhạc, các đơn vị bắt đầu diễu hành... Có cả một hàng dài thường dân, có nhiều cờ và biển dẫn đầu ghi lời chào mừng phái đoàn Mỹ và các khẩu hiệu chính trị.
Nhiều thiếu nữ và thiếu niên vừa đi vừa hát bài quốc ca mới. Khi qua chỗ người Mỹ, họ đều “nh́n thẳng” và giơ cao tay phải lên chào.
Đến tận gần trưa cuộc diễu hành mới kết thúc và đoàn đại biểu cũng ra về.
Trong lúc chia tay, Giáp, với một vẻ xúc động, đă quay lại nói với Patti:
- “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà cờ nước chúng tôi được trương lên trong một buổi lễ quốc tế và quốc ca chúng tôi được cử hành để chào mừng một vị khách nước ngoài. Tôi sẽ măi măi không quên cơ hội này”.
Khúc dạo đầu cho một ngày lễ tuyên bố độc lập chính thức sắp diễn ra với sự hiện diện của người Mỹ trong một buổi lễ trang trọng có diễu hành, có chào cờ... sẽ gửi thông điệp cho quốc dân, và những đảng phái đối lập “Việt Minh có sự ủng hộ của người Mỹ và đồng minh” và dường như Giáp đă rất khôn khéo thành công, và ông đă không quên gửi lời mời của Hồ chí Minh xin được gặp Patti vào ngày hôm sau.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.20263 seconds with 9 queries