View Single Post
Old 06-05-2024   #75
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Jan 2005
Posts: 34,875
Thanks: 29,853
Thanked 20,302 Times in 9,291 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 810 Post(s)
Rep Power: 84
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Một câu hỏi được đặt ra, Đông Dương sẽ như thế nào sau khi kết thúc việc giải giáp quân Nhật?
Các quân cờ bắt đầu di động.
Người Mỹ không phản đối Pháp quay lại Đông Dương, họ chỉ đưa ra một giải pháp yêu cầu Pháp trao nhiều quyền tự trị nhiều hơn cho Đông Dương, c̣n cụ thể như thế nào chẳng bên nào nói tới. Để không gây ra xáo trộn và đảm bảo những ǵ đă thống nhất trong Hội nghị Potsdam Mỹ yêu cầu Pháp án binh bất động trong quá tŕnh giải giáp quân Nhật, không được vội vă đưa quân trở lại, tất cả phải theo sự chỉ đạo của quân Tưởng Giới Thạch.
Điều Mỹ quan tâm là vấn đề tù binh bị giam giữ ở Đông Dương, đây là vấn đề nhân đạo, sớm đưa họ về nước. Người Mỹ lo lắng các tù binh bao gồm cả người Mỹ, người Anh, người Pháp, người Nhật... sẽ bị các bên lợi dụng hoặc có thể bị trả thù, cho nên họ tiến hành lập ngay một phái bộ và cử người đến để điều phối và giám sát cuộc giải giáp như một trọng tài.
Và OSS đă nhận được chỉ thị phải chuẩn bị kế hoạch cho một chiến dịch cứu trợ và đến cuối tháng Bảy, họ tổ chức ra một số toán kiểu biệt kích được gọi chung là các toán “Mercy”. Nhiệm vụ của các toán này là nhảy dù xuống các trại tù binh chiến tranh trước khi cuộc xung đột kết thúc, đảm bảo an ninh cho tù binh, ngăn chặn mọi sự hành hạ và thu dọn các sân bay ở gần đó để nhanh chóng chuyên chở tù binh đi bằng đường không. Đối với OSS th́ các toán này cũng sẽ tạo cơ hội thuận tiện để theo dơi các mục tiêu t́nh báo và hoạt động chiến tranh chính trị sau khi địch đầu hàng.
Chưa ai có thể đoán trước được phản ứng của Nhật ra sao, nên hoạt động cứu trợ này đă được ấn định tiến hành theo 5 bước: trước hết là bắt liên lạc với các trại đă được lựa chọn để xác định số lượng và t́nh h́nh thể lực của tù binh, bước thứ hai là đơn vị Mountbatten cho in những truyền đơn để thả xuống báo cho Nhật biết là một toán OSS sẽ tới v́ mục đích nhân đạo, sau đó các toán sẽ được thả dù xuống các nơi có trại giam, kèm theo việc thả dù các đồ tiếp tế, cuối cùng là tù binh hoặc các người bị giam sẽ nhanh chóng được sơ tán đi.
Khi có tin Nhật đầu hàng th́ OSS cũng đă sẵn sàng. Đội Không quân thứ 14 đă cung cấp máy bay và mọi thứ cần thiết cho 4 đợt xuất kích từ Hsian (San) vào Bắc Kinh, Weihsien, Harbin và Mukden. Ngày 15-8, 3 trong số 4 toán Mercy đă được tung đi, nhưng chuyến bay về Harbin phải huỷ bỏ v́ chúng ta không giải thích nổi điều đó cho người Nga rơ. Toán hạ xuống Mukden đă được người Nhật báo cho biết là những cuộc đổ bộ sau này phải đuợc thu xếp trước với họ. Suốt trong 7 ngày sau, lại có thêm 3 toán bổ sung nữa được gửi đến Thương Hải, đảo Hải Nam và Hà Nội. A.Patti được giao chỉ huy nhóm Mercy sẽ bay đi Hà Nội.
Người Pháp rất sốt ruột muốn vào Đông Dương sớm.
Để làm việc đó, Chính phủ Pháp đă chỉ định một “Ủy ban” ba người: Sainteny, với tư cách là thủ trưởng DGER/Côn Minh; Tổng thanh tra các thuộc địa; giám đốc công dân vụ Pierre Mesmer, lúc đó ở Calcutta, đang chờ được đưa tới Trung Quốc. Họ sẽ đến ngay Hà Nội để tiếp xúc với các lănh tụ Việt Nam ở địa phương và điều đ́nh với họ theo những “điều khoản có lợi cho người Đông Dương”.
Và lập trường của người Mỹ đă cản trở Jean Sainteny đến Hà Nội, ông ta phải yêu cầu sự giúp đỡ của thiếu tá Patti, trưởng nhóm Mercy để có thể bay cùng đến Hà Nội.
J.Saintely thuyết phục A.Patty rằng “Họ sẽ đến ngay Hà Nội để tiếp xúc với các lănh tụ Việt Nam ở địa phương và điều đ́nh với họ theo những “điều khoản có lợi cho người Đông Dương”.
Theo Sainteny th́ “Ủy ban” được trao quyền thương lượng và cam kết thay cho Chính phủ Pháp. Những điều đạt được và những điều khuyến cáo của Ủy ban sẽ được chuyển tới De Gaulle, các Bộ trưởng ngoại giao và thuộc địa và cho Chính phủ Pháp. Ông đă được “bảo đảm” là các điều cam kết của Ủy ban sẽ được chính phủ Pháp tôn trọng, hoặc nếu cần th́ có sửa đổi chút ít.
J.Saintely cũng nói toạc ra người Mỹ, người Anh không màng đến Đông Dương nếu ngăn cản người Pháp ở đây và để cho người Trung Quốc nhảy vào sẽ thành một cuộc hỗn loạn v́ người Việt Nam sẽ không chấp nhận sự hiện diện lâu dài của quân đội Tưởng Giới Thạch và đẩy người Pháp vào thế bất lợi khi phải đàm phán với Tưởng Giới Thạch về vấn đề Đông Dương và các quyền lợi khác ...
A.Patti một phần không đủ trọng trách quyết định việc đưa J.Saintely đi theo, một phần không có thiện cảm đă từ chối và nói xin ư kiến cấp trên.
Và theo một cách nào đó, người Mỹ đă đồng ư cho nhóm người Pháp do J.Saintely bay theo nhóm Mercy của A.Patti đến Hà Nội.
(C̣n tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08874 seconds with 9 queries