R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 34,450
Thanks: 29,465
Thanked 19,956 Times in 9,133 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 802 Post(s)
Rep Power: 82
|
Ngày 15/8/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh, lúc ấy Trần Trọng Kim nhận định: Nhật ở Đông Dương khéo léo lắm cũng chỉ tồn tại được vài tháng.
Việc lấy lại đất Nam Bộ xong, Trần Trọng Kim vào tâu vua Bảo Đại, xin cho từ chức.
Bảo Đại nói:
- Ông đang làm được việc, sao lại xin thôi, và ông thôi lấy ai thay?
Như vậy là Bảo Đại có ư đồng ư cho Trần Trọng Kim thôi, nên Trần Trọng Kim có tiến cử một số người thay ḿnh.
Ông gửi điện mời đến Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Đặng Thái Mai v...v... đă có tiếng hoạt động về chính trị, để vào lập nội các mới.
Trần Trọng Kim điện đi các nơi mời những người ấy vào Huế, nhưng sợ điện không được rơ, cử Phan Anh ra Bắc và Hồ Tá Khanh vào nam gặp mọi người và nói chuyện cho rơ đuôi đầu.
Nhưng Phan Anh ra đến vùng Phủ Diễn bị quân Việt Minh bắt giữ lại, Hồ Tá Khanh vào đến Quảng Ngăi cũng bị giữ,
Đang lúc ấy được tin nước Nhật Bản bị bom nguyên tử không chịu nổi phải xin hàng.
Bảo Đại gọi Trần Trọng Kim vào nói:
- Trong lúc rối loạn như thế này, các ông hăy lập ra lâm thời chính phủ để đợi xem t́nh thế biến đổi ra sao đă.
Trần Trọng Kim bất đắc dĩ phải tạm ở lại.
Lâm thời chính phủ vừa làm việc mấy ngày, Phan Kế Toại điện vào xin từ chức.
Lúc ấy Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Lai xin lập Ủy Ban Cứu Quốc. Chính phủ nhận lời.
Đến khi Việt Minh tổng khởi nghĩa những người này vội vàng chạy vào Huế, thế là Uỷ ban cứu quốc tan ră.
Tin tức của cuộc Tổng khởi nghĩa dồn dập về hoàng cung, và ngày 23/8/1945 nó lan đến Huế.
Trong t́nh thế nguy ngập như thế, Trần Trọng Kim liền gọi trung úy Phan Tử Lăng người đứng coi đoàn thanh niên tiền tuyến ở Huế, hỏi xem có thể trông cậy được không. Trung úy Trương Tử Lăng nói:
- Tôi có thể nói riêng về phần tôi th́ được. C̣n về phần các thanh niên tôi không dám chắc.
Trần Trọng Kim thấy, bọn thanh niên tiền tuyến trước rất nhiệt thành nay c̣n thế, huống chi những lính bảo an và lính hộ thành tất cả độ vài trăm người; những lính để canh giữ công sở, súng ống không ra ǵ, đạn dược không đủ, c̣n làm ǵ được, cũng bị Việt Minh tuyên truyền xiêu ḷng hết cả rồi. Lúc ấy chỉ c̣n cách lui đi là phải hơn cả.
Trần Trọng Kim vào tâu vua Bảo Đại:
- Xin ngài đừng nghe người ta bàn ra bàn vào. Việc đă nguy cấp lắm rồi, ngài nên xem lịch sử của vua Louis XVI bên Pháp và vua Nicholas II bên Nga mà thoái vị ngay là phải hơn cả. V́ dân ta đă bị bọn Việt Minh tuyên truyền và đang hăng hái về việc cách mệnh như nước đang lên mạnh, ḿnh ngăn lại th́ vỡ lở hết cả. Ḿnh thế lực đă không có, bọn Việt Minh lại có dân chúng ủng hộ, nên để cho họ nhận lấy trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước.
Bảo Đại là ông vua thông minh, hiểu ngay và nói:
- Trẫm có thiết ǵ ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt Minh giữ được nền tự chủ của nước nhà là đủ. Trẫm muốn là người dân của một nước độc lập c̣n hơn làm vua một nước nô lệ.
Trần Trọng Kim cho rằng, Bảo Đại có tư tưởng quảng đại nên có tờ chiếu thoái vị.
Khi tờ chiếu ấy tuyên bố ra, nhân dân có nhiều người ngậm ngùi cảm động, nhưng lúc ấy phần t́nh thế nguy ngập, phần sợ hăi, c̣n ai dám nói năng ǵ nữa. Đến bọn thanh niên tiền tuyến, người chính phủ tin cậy cũng bỏ theo Việt Minh, bọn lính hộ thành của nhà vua cũng không nghĩ đến nữa.
C̣n các quan cũ lẫn nấp đâu mất cả. Thật là t́nh cảnh rất tiều tụy. Nếu không mau tay lui đi, tính mệnh nhà vua và hoàng gia chưa biết ra thế nào.
Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo Trần Trọng Kim:
- Quân đội Nhật c̣n trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng Minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật c̣n có thể giữ trật tự.
Trần Trọng Kim nghĩ:
“… quân Nhật đă đầu hàng, quân Đồng Minh sắp đến, ḿnh nhờ quân Nhật đánh người ḿnh c̣n nghĩa lư ǵ nữa, và lại mang tiếng cơng rắn cắn gà nhà, từ chối không nhận.
Sau thấy những người ở ngoài không biết rơ t́nh thế nói: lúc ấy giá chính phủ không lui vội, t́m cách chống cự lại, Việt Minh không làm ǵ được, v́ họ không có binh lực ǵ cả.
Về đường binh lực, lúc ấy Việt Minh không không có ǵ thật. Nhưng cái phương lược của họ đánh bằng tuyên truyền, bằng lối quỉ quyệt lừa dối để lôi kéo dân chúng đi theo, chứ không đánh bằng binh khí. Sự tuyên truyền của họ đă có ngấm ngầm từ lâu trước khi quân Nhật đảo chính chứ không phải bây giờ mới có. Ḿnh đem một vài trăm người trông cậy được ra chống với mấy vạn người toàn thanh niên thuyền thợ và đàn bà trẻ con, lại có những người Việt Minh táo tợn đứng sau lưng xui khiến, chống sao được?
Chẳng qua chỉ gây một cuộc đổ máu vô ích, cốt chỉ bảo cho Việt Minh chớ có cướp phá. Ḿnh đă mở cửa mời họ c̣n đánh phá ǵ nữa. Lúc bấy giờ chúng tôi nghĩ: họ đă thắng thế, dù sao họ cũng lo đến sự kiến thiết của nước nhà, nên chúng tôi mong ít có sự phá hại”
Việt Minh lên cầm quyền, vua Bảo Đại đă thoái vị, Trần Trọng Kim ra ở nhà đă thuê từ trước tại làng Vĩ Dạ gần Huế.
Được mấy ngày, Việt Minh vào đưa vua Bảo Đại, bấy giờ gọi là công dân Vĩnh Thụy, ra làm Tối Cao Cố Vấn ở Hà Nội để dễ quản thúc.
Xem ra những lời lẽ của Trần Trọng Kim về việc không nhờ cậy người Nhật đánh Việt Minh là một sự sáng suốt, hết sức chân thật.
Bởi người Nhật họ chỉ gợi ư để tỏ ra không bỏ rơi nhà nước Đế Quốc Việt Nam, c̣n thực t́nh họ c̣n đang lo cho họ c̣n chưa xong. Điều người Nhật nói chỉ trên một nghĩa hẹp là bảo vệ sự an toàn cho các cá nhân trong chính quyền của Bảo Đại.
Trần Trọng Kim không phải ấu trĩ đến mức không hiểu được điều đó, dù có tâm huyết với đất nước, hay cực đoan đến đâu ông cũng nhận thấy đây là ngày tàn của nhà nước Đế Quốc Việt Nam cùng với mặt trời của nước Nhật đă tắt.
Việc nghĩ rằng, Trần Trọng Kim nếu đề nghị người Nhật dẹp loạn Việt Minh th́ thời thế đă khác, lịch sử Việt Nam không phải huynh đệ tương tàn mấy chục năm sau và đổ tội lên đầu ông ấy là hèn nhát hoàn toàn không có cơ sở, và oan uổng cho ông ấy.
Bảo Đại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố giải tán, như vậy trong nền chính trị Việt Nam một lực lượng cản trở đến tính chính danh của Việt Minh bị triệt hạ, và thời cơ để Việt Minh ra mắt một nhà nước mới đại diện cho nhân dân Việt Nam được h́nh thành.
(C̣n tiếp).
__________________
|