Có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều phụ nữ lấy chồng Việt Kiều đă sống rất hạnh phúc nên không ít cô gái khác vẫn cứ mơ tưởng...
Mỏi ṃn chờ... bảo lănh
Một nguyên đơn trong vụ án xin ly hôn vào cuối tháng 6/2007 tại Ṭa án nhân dân TP.Đà Nẵng nhớ lại và kể cho chúng tôi nghe câu thuyện thật “hoàn cảnh”. Đó là trường hợp chị Trần Thị N.Y (SN 1982, ngụ tổ 37, Phường An Hải Tây, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Vào năm 2001, thông qua bạn bè Y quen với anh Nguyễn Văn Lợi, Việt kiều Úc khi anh này về thăm người thân ở Đà Nẵng.
Lúc đó cô mới 19 tuổi, kinh nghiệm sống hầu như chưa có ǵ trong khi chàng Việt kiều th́ hào hoa, ga lăng nên Y đă bị cuốn vào cuộc t́nh một cách nhanh chóng. Lợi cũng không giấu diếm chuyện ở bên Úc, anh ta đă có gia đ́nh nhưng không hạnh phúc và đang làm thủ tục ly hôn. V́ thế, Y đặt rất nhiều hy vọng vào mối quan hệ này và cô đă sống hết ḿnh với chàng Việt kiều trong những dịp Lợi về thăm quê hương.
Năm 2003, khi Y biết ḿnh có thai th́ cũng là thời điểm Lợi giải quyết xong việc gia đ́nh ở bên Úc và hai người làm thủ tục kết hôn tại Đà Nẵng. Sống với nhau được hơn một tháng th́ Lợi trở về Úc để tiếp tục công việc làm ăn với lời hứa sẽ lo thủ tục bảo lănh cho Y.
Cuối năm 2003, Y sinh một bé gái, Lợi có về thăm vợ con được một lần. Khỏi phải nói Y hạnh phúc, nở mày nở mặt thế nào khi được chồng ở nước ngoài về thăm. Nhưng rồi bao nhiêu kỳ vọng Y đặt vào Lợi đă nhanh chóng tan thành mây khói sau lần về thăm duy nhất ấy. Biệt tin quá lâu, Y không c̣n kiên nhẫn đợi chờ được nữa nên cất công t́m đến những người bà con của Lợi ở Đà Nẵng để hỏi tin tức. Y cay đắng khi biết rằng Lợi đang quay lại chung sống với người vợ đă ly hôn trước đó.
Sau bao đêm dài ôm con khóc thầm cho số phận, Y cảm thấy không c̣n hy vọng ǵ ở cuộc hôn nhân xa xôi cách trở và vô vọng này nên cô gởi đơn đến Ṭa án nhân dân TP. Đà Nẵng xin được ly hôn và tự nuôi con. Cô không yêu cầu Lợi đóng góp mặc dù cô chỉ đi phụ bán hàng lương ba cọc ba đồng.

Hôn nhân rồi sẽ về đâu nếu có sự toan tính, thực dụng?
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Có một thực tế không thể phủ nhận là nhiều phụ nữ lấy chồng Việt Kiều đă sống rất hạnh phúc nên không ít cô gái khác vẫn cứ mơ tưởng. Thế nên mới có những bi kịch xảy ra. Chị Đinh Hoàng T.S (SN 1981, ngụ Phường Ḥa Khê, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Cuộc hôn nhân giữa T.S với người chồng Việt kiều Mỹ tên là Kenvin Luong Nguyen đă làm cay đắng đời cô. Đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, T.S và Kenvin giao thề hẹn ước sẽ trọn đời bên nhau.
Sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ chung sống được một thời gian ngắn th́ Kenvin quay lại Mỹ. Hơn 7 tháng sau, chị T.S sinh được bé gái xinh xắn, đáng yêu và đặt tên là NĐ Sonfa. Hai tháng sau, Kenvin về thăm vợ con, chị S cũng nhanh chóng xúc tiến làm thủ tục nhập quốc tịch Mỹ cho con gái theo yêu cầu của Lănh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM.
Mặc dù Kenvin cũng đă giữ lời hứa bảo lănh cho vợ sang Mỹ, nhưng trong khi chờ đợi làm thủ tục th́ giữa hai vợ chồng đă nảy sinh mâu thuẫn. V́ sống quá xa nhau, không có điều kiện để ḥa giải nên mâu thuẫn ngày càng trầm trọng và kết cục là phải ly hôn. Bé Sonfa c̣n nhỏ nên chị xin được nuôi con đến 3 tuổi, sau đó sẽ phải giao lại cho ông Kenvi tiếp tục nuôi dưỡng.
Nỗi niềm các ông chồng Việt hụt giấc mơ sang trời Tây
Theo các phẩm phán, nguyên đơn trong các vụ xin ly hôn đối với một bên ở nước ngoài không chỉ là các “nàng Tô Thị” mà có cả các đấng mày râu đất Việt. Một số chàng trai khoái vợ Việt Kiều đă nếm phải trái đắng khi các bà vợ này lúc đầu rất thích “khế ngọt quê hương”, nhưng sau khi cưới đă biết mùi biết vị liền mặc cho ông chồng nói ǵ cũng không chịu “đưa chàng về dinh” nữa.
Nhiều ông chồng cũng kỳ vọng một ngày không xa sẽ được chung hưởng hạnh phúc ở những miền đất hoa lệ, nhưng rồi v́ một lư do nào đó, các bà vợ ngoại không chịu bảo lănh hay bảo lănh không thành. Thế là các ông bị rơi vào cảnh “hôn nhân treo”. Đi không được, lấy vợ khác cũng không xong, nhiều ông đă tự giải thoát bằng cách mang đơn đến ṭa án.
Cách đây gần 5 năm ông N.T.T (ngụ Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng kết hôn với bà Lê T (SN 1965, quốc tịch Mỹ). Từ khi kết hôn đến nay, bà T rất ít khi liên lạc với ông và cũng không về Việt Nam thăm chồng. Bà T. có hứa sẽ bảo lănh cho ông T. sang Mỹ để đoàn tụ nhưng ṃn mỏi chờ đợi cũng chỉ là lời hứa suông.
Gần 5 năm, cuối cùng ông T bất ngờ nhận được thông báo của Lănh sự quán Mỹ là hồ sơ bảo lănh của ông đă bị hủy bỏ v́ bà Lê T. đă rút đơn bảo lănh và được biết ở Mỹ, bà đă xúc tiến thủ tục xin ly hôn với ông. Trong thư gửi về Việt Nam sau đó, bà T. lạnh lùng cho biết, hai người không có con chung, không có tài sản chung và không nợ nần ai nên… “xin anh hăy ở lạii, đừng vương vấn làm ǵ” mà khiến ông T. tê tái cơi ḷng.
Không được “bền lâu” đến 5 năm như ông N.T.T, cuộc hôn nhân của ông T.V.T (cũng ở TP Đà Nnẵng) với bà Bùi Thị Bích Q (ngụ ở Mỹ) chỉ mặn nồng chăn gối được 3 tuần trăng mật rồi đă phải chia tay. Sau khi quen nhau, và chung sống chưa được một tháng th́ bà Q. trở về Mỹ. Trước khi kết hôn, hai bên thỏa thuận sẽ qua Mỹ đoàn tụ nhưng nay ông T c̣n mẹ già, không thể qua Mỹ theo bà Q được.
Ngược lại bà Q cũng không thể về Việt Nam v́ gia cảnh riêng. Trong khoảng thời gian xa nhau, giữa hai người t́nh cảm cứ nhạt dần, rồi cả những cuộc căi vă không có điểm dừng. Nhận định khả năng đoàn tụ không c̣n, ông T và bà Q chọn giải pháp thuận t́nh ly hôn, không c̣n ràng buộc nhau về mặt pháp lư cũng như t́nh cảm riêng tư, để rồi mỗi người lại mải miết đi t́m kiếm t́nh yêu, hạnh phúc mới của đời ḿnh.
Những cuộc chia tay trên hầu hết đều để lại nỗi đau cho những cô gái, những đấng mày râu đất Việt ham lấy “Kiều”, lấy “ngoại”. “Dẫu biết rằng ly hôn là chuyện b́nh thường nhưng trong những cuộc ly hôn này sao thấy có cái ǵ đó cay cay trong mắt” - một thẩm phán xét xử các vụ ly hôn nói. Không phải tất cả các trường hợp kết hôn với người ở nước ngoài đều gặp phải bi kịch chia ly, thực tế có rất nhiều đôi rất hạnh phúc dù đă được bảo lănh hay một bên c̣n ở trong nước.
Có sự quan tâm đến nhau, có trách nhiệm và tin tưởng nhau th́ khoảng cách nửa ṿng trái đất cũng chẳng có ư nghĩa ǵ so với t́nh cảm của họ. C̣n đối với những đôi lứa kết hôn không trên nền tảng t́nh yêu thực sự mà v́ mục đích khác th́ nỗi buồn chia tay chỉ là vấn đề thời gian.
Theo PNT