R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Bí ẩn cô đào cải lương trẻ tuổi giàu nhất miền Tây Nam Bộ
Sân khấu cải lương đang hồi xuống dốc, thời kỳ hoàng kim của cải lương đă đi qua và không biết có c̣n dịp trở lại hay không. Một số tỉnh miền Tây Nam Bộ - cái nôi của cải lương – đang cố duy tŕ các đoàn nghệ thuật cải lương do Nhà nước “bao cấp” với mong muốn ǵn giữ bộ môn nghệ thuật đắc sắc của vùng đất này từng làm say đắm hàng triệu người mộ điệu trên cả nước.
Trong hoàn cảnh ấy, những nghệ sĩ theo nghiệp cải lương ở miền Tây có cuộc sống khá vất vả, chỉ những người đă trót gắn bó lâu dài với cải lương hoặc sinh ra trong gia đ́nh truyền thống cải lương mới tiếp tục dấn thân trên con đường nghệ thuật cải lương không có nhiều hứa hẹn tươi sáng ở tương lai. Trong hoàn cảnh ấy, chợt có một cô gái trẻ, gia đ́nh không ai theo nghề hát, bỗng “nhảy” vào sân khấu cải lương và chinh phục mọi sân khấu, mọi người hâm mộ cải lương ở miền Tây.
Dù c̣n rất trẻ, chưa lập gia đ́nh, nhưng hiện cô là nghệ sĩ cải lương giàu có nhất miền Tây Nam Bộ, mỗi sô diễn của cô có thù lao không dưới 10 triệu đồng. Trong khi các đoàn hát phải di chuyển bằng xe ca, nhiều khi ọp ẹp, th́ cô đào này đi lại bằng chiếc Camry 2.4 có giá hơn 1,3 tỉ đồng với tài xế riêng. Nhiều nghệ sĩ cải lương phải sống tạm bợ trong nhà tập thể của đoàn hát, c̣n cô đào ấy sống một ḿnh trong ngôi biệt thự xinh xắn ở ngoại ô thành phố Tân An.
Đó là nghệ sĩ Hồ Ngọc Trinh, đào chánh của Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An (tỉnh Long An). Năm nay cô c̣n rất trẻ, chưa tới 27 tuổi, nhưng đă nổi tiếng trên sân khấu cải lương cả nước và là nghệ sĩ cải lương đồng bằng duy nhất không chịu thua kém về tài năng và thu nhập so với các nghệ sĩ cải lương tài danh ở TP. HCM. Dù đă rất nổi tiếng và giàu có, nhưng Ngọc Trinh không rời bỏ đoàn cải lương “tỉnh lẻ” Long An để đi theo những lời mời gọi hấp dẫn ở TP. HCM như bao nghệ sĩ đi trước cô đă làm. Cô đang giữ vẹn ḷng chung thủy với nơi đă tạo bệ phóng cho ḿnh bay cao trên bầu trời nghệ thuật.
Người ca nhạc đoạt giải nhất cải lương
Nếu Hồ Ngọc Trinh sinh ra trễ hơn chừng 2 năm th́ măi măi cô không có dịp đặt chân vô Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An và sân khấu cải lương cả nước đă không có một diễn viên nữ tài năng khi tuổi đời c̣n rất trẻ. Lịch sử sân khấu cải lương miền Tây Nam Bộ sẽ măi măi cảm ơn Đài Phát thanh – Truyền h́nh Long An khi họ đă tổ chức cuộc thi “Tiếng hát cải lương truyền h́nh” hai năm một lần (chỉ kéo dài được một thời gian, đến năm 2003 th́ chấm dứt) để cô gái chân quê Hồ Ngọc Trinh từ vùng quê nghèo huyện Mộc Hóa ở vùng Đồng Tháp Mười đi về TP. Tân An “thử tài” và đoạt ngay danh hiệu cao nhất giải.
 | Nghệ sĩ Hồ Ngọc Trinh. |
Mà Ngọc Trinh đến với cuộc thi “Tiếng hát cải lương truyền h́nh” năm 2001 của Đài Phát thanh – Truyền h́nh Long An là hoàn toàn t́nh cờ, ngẫu nhiên, theo sự khích lệ của gia đ́nh, bạn bè, thậm chí lúc đó cô nghĩ là đi cho vui, để biết TP. Tân An.
Đến trước khi đi thi, Ngọc Trinh hầu như chưa biết ǵ về hát cải lương. Vốn thích ca hát, khi c̣n học ở trường Ngọc Trinh có tập tành hát nhạc, chủ yếu là các bài hát thiếu nhi, như: “Cháu lên ba, cháu đi mẫu giáo, cô thương cháu v́ cháu không khóc nhè...”.
Nghỉ học sớm ở nhà phụ gia đ́nh làm ruộng, Ngọc Trinh tiếp tục sinh hoạt văn nghệ ở địa phương, nhưng chỉ là ca nhạc. Thỉnh thoảng cô cũng tham gia hát ca ở các kỳ lễ, hát phục vụ đám cưới. Thấy bạn bè hát cải lương, cô cũng thích, nhưng chỉ bắt chước hát theo vài câu cho vui, chứ ở Mộc Hóa không có “ḷ cải lương” để cô thọ giáo.
Đến giữa năm 2001, lúc cô chưa tṛn 17 tuổi, t́nh cờ Ngọc Trinh thấy Đài Phát thanh – Truyền h́nh Long An thông báo cuộc thi “Tiếng hát cải lương truyền h́nh” được tổ chức sau đó ít tháng. Cô không hề nghĩ là ḿnh sẽ đi thi, mà biết hát ḥ ǵ ra hồn đâu để đi thi. Thế nhưng, mấy người bạn của Ngọc Trinh lại gợi ư cô nên đi thi v́ cô có chất giọng rất mùi, thích hợp với bài vọng cổ, là bài hát chính trong cuộc thi. Nghe bạn bè khuyên bùi tai, rồi cũng muốn có dịp đi chơi TP. Tân An một chuyến, Ngọc Trinh đă đăng kư dự thi.
Chỉ có hơn một tháng ngắn ngủi cho Ngọc Trinh t́m thầy thọ giáo để hát bài vọng cổ cho đúng điệu, đúng nhịp để khi thi không bị “quê”. Về diễn cảm trên sân khấu th́ cô không lo, v́ đă từng đứng hát nhạc ở nơi này nơi khác. Vậy là, đến ngày thi, cô gái chân quê với bộ bà ba đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với bàn tay c̣n nhuốm màu đồng ruộng, đă rụt rè cùng bạn bè “lai kinh ứng thí”.
Thuở ấy, nhiều Đài Truyền h́nh ở miền Tây Nam Bộ tổ chức cuộc thi hát cải lương hàng năm. Các ca sĩ, kể cả chuyên nghiệp (đang là điễn viên các đoàn cải lương chuyên nghiệp) và “thợ đi thi” (nhiều người tuy không theo nghề, nhưng quanh năm đi “săn” giải các cuộc thi), nhiều nghệ sĩ đến từ TP. HCM, tranh nhau thi tài.
V́ quanh năm đi thi hát, nên hầu hết họ đều biết mặt và hiểu “rơ” của nhau, khán giả cũng “nhẵn mặt” các thí sinh thi hát, v́ thường xuyên thấy họ xuất hiện trên truyền h́nh, như Thành Nu (An Giang), Thạch Tiên (Sóc Trăng), Đức Duy (Long An), Minh Kha (Tây Ninh), Hải Long (TP.HCM), v.v…
Năm ấy, khi vào cuộc thi, Thạch Tiên (Sóc Trăng) có phần tự tin ḿnh sẽ đoạt huy chương vàng, v́ qua theo dơi các đối thủ cùng dự thi, anh thấy họ đang không có phong độ tốt nhất, c̣n anh đă dày công tập luyện suốt mấy tháng qua. Thế nhưng, khi vào ṿng sơ loại, Thạch Tiên và các thí sinh “gạo cội” khác bỗng bất ngờ trước sự xuất hiện của một thí sinh nữ lạ hoắc, “mặt búng ra sữa”, nhưng có giọng ca rất đặc biệt, truyền cảm, tuy nhịp nhàng chưa thật chắc, tên là Hồ Ngọc Trinh, thí sinh của tỉnh chủ nhà.
Qua ṿng sơ khảo, đi tiếp vào trong, Ngọc Trinh vừa tập ráp nhạc với dàn đờn, vừa tranh thủ rèn luyện thêm tay nghề, kể cả việc học “cấp tốc” một vài bài bản cải lương khác để “rủi” vô được tới ṿng chung kết th́ có cái để thi (Ban Tổ chức qui định ở ṿng chung kết thí sinh vừa hát bài vọng cổ, vừa phải hát một bài bản cải lương khác).
Cứ thế, với chất giọng thổ trầm buồn, nhịp nhàng càng lúc càng chắc, giọng ca ngọt ngào, Ngọc Trinh đă thể hiện phần thi của ḿnh thật xuất sắc trong đêm chung kết xếp hạng, vượt qua tất cả những nghệ sĩ già dặn khác, đoạt Huy chương Vàng của giải.
 | Ngọc Trinh trong vở Lời thề trước miễu. |
Chúng tôi đă thử hỏi soạn giả Kha Tuấn – Chi Hội trưởng Chi hội Sân khấu thuộc Hội Văn học Nghệ thuật Long An, thành viên Ban Giám khảo “Tiếng hát cải lương truyền h́nh Long An 2001” – rằng liệu có sự ưu ái nào chăng dành cho “gà nhà” Hồ Ngọc Trinh, nên cô mới “xuống núi” đă đoạt ngay Huy chương vàng.
Anh Kha Tuấn trả lời rằng, hoàn toàn không có chuyện chấm điểm thiên vị, tuy Ngọc Trinh c̣n yếu về nghề, nhưng bù lại cô có chất giọng rất đặc biệt, đi sâu vào ḷng người, lay động t́nh cảm người nghe. Lúc đó trong Ban Giám khảo có người quả quyết rằng, nếu Ngọc Trinh đi theo nghiệp cải lương, chắc chắn cô sẽ c̣n tiến xa hơn rất nhiều. Lời tiên đoán đă được kiểm chứng là chính xác chỉ sau có vài năm.
Những người lănh đạo Đoàn Nghệ thuật Cải lương và Sở Văn hóa – Thông tin Long An lúc đó đă để ư đến cô gái quê đoạt Huy chương Vàng tiếng hát cải lương truyền h́nh. Mấy tháng sau, Ngọc Trinh được mời về Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An để thử việc, tuy cô chưa đủ tuổi đi làm theo qui định về lao động. Vừa tập việc, Ngọc Trinh vừa được lănh đạo đoàn tạo điều kiện cho đi dự các lớp đào tạo ngắn hạn về ca diễn, tài năng của cô có cơ hội để bộc lộ nhanh chóng.
Với nội lực dồi dào, ḷng say mê nghề nghiệp, được NSƯT Hữu Lộc – Trưởng Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An – và vợ là NSƯT Ánh Hồng tận t́nh d́u dắt, chỉ sau vài năm Hồ Ngọc Trinh đă đứng vững trên sân khấu chuyên nghiệp và trở thành đào chánh của đoàn hát.
Thi đâu lấy giải đó
Sau lần dự thi ca hát đầu tiên và đoạt ngay Huy chương Vàng vào năm 2001 của Đài Phát thanh – Truyền h́nh Long An, trong gần 10 năm qua Ngọc Trinh đă dự gần hai chục lần các cuộc thi hát, cuộc liên hoan, hội diễn ở đồng bằng, khu vực và toàn quốc, và lần nào cũng đoạt giải cao.
Một năm sau ngày đoạt Huy chương Vàng ở tỉnh Long An, năm 2002 Ngọc Trinh rụt rè về sân chơi lớn ở TP. HCM để thử sức trong cuộc thi hát cải lương giải Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền và đoạt ngay Huy chương Bạc.
Năm 2003, tại giải Bông Lúa Vàng do Đài Truyền h́nh TP. HCM tổ chức, cô đoạt giải thí sinh nhỏ tuổi nhất có giọng hát hay nhất (do báo chí b́nh chọn). Năm sau, tại sân chơi cấp toàn quốc, cô đoạt Huy chương Đồng tiếng hát dân ca các dân tộc toàn quốc 2005.
Cũng trong năm ấy, cô đoạt giải A đờn ca tài tử khu vực phía Nam 2005. Ngọc Trinh chính thức gây tiếng vang trong giới sân khấu cải lương chuyên nghiệp cả nước ở kỳ thi Chuông Vàng Vọng Cổ năm 2006 do Đài Truyền h́nh TP. HCM tổ chức. Tại cuộc thi danh giá được nhà đài quảng bá rầm rộ này, Ngọc Trinh thật sự chinh phục Ban Giám khảo và khán giả truyền h́nh. Thế nhưng Huy chương Vàng đă không thuộc về cô, v́ theo thể lệ nghiệt ngă của cuộc thi, giải thưởng do khán giả b́nh chọn, mà quê hương Long An của cô th́ quá xa xôi, heo hút, v́ vậy mà cô chỉ đoạt Huy chương Bạc trước sự tiếc nuối của người hâm mộ.
Ngọc Trinh chính thức đóng dấu tên ḿnh vào giới sân khấu cải lương chuyên nghiệp cả nước với Huy chương Vàng giải triển vọng Trần Hữu Trang 2007.
Nhờ qua các cuộc sát hạch nghiệt ngă của giải thưởng danh giá này, được bậc thầy về cải lương là NSƯT Bạch Tuyết truyền dạy từng miếng nghề, Ngọc Trinh như thấy ḿnh lột xác hoàn toàn trong những lần một ḿnh đứng trên sân khấu lớn, trước mặt Ban Giám khảo toàn là những nghệ sĩ lớn, trước mặt hàng ngàn khán giả. C̣n Huy chương Vàng ở Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 có lẽ là sự hoàn thiện một tên tuổi có thể sánh ngang các nghệ sĩ tài danh khác trong làng sân khấu cải lương cả nước.
...
|