View Single Post
Old 06-16-2011   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).

2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng ḿnh đă dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.

3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, v́ dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, ḿnh đă bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đă hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.

4. Nhiều bản án c̣n đ̣i hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…

Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố ḿnh sẽ làm hoặc không làm một việc ǵ, th́ quốc gia phải thực sự có ư định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.

Thuyết estoppel với những điều kiện trên đă được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng biển Bắc” giữa Cộng ḥa Liên bang Đức và Đan Mạch, Hà Lan, Ṭa án quốc tế đă phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng ḥa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đă có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, v́ Đan Mạch và Hà Lan đă không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.

Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đă phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một t́nh trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rơ rệt và liên tục, mà c̣n phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đă nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đă không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ v́ dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng ḿnh bị thiệt hại ǵ do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa cũng không được hưởng lợi ǵ khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do t́nh hữu nghị Hoa-Việt.

Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rơ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lănh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc…”.

Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ư định sẽ làm một việc ǵ (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lănh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của ḿnh tôn trọng lănh hải đó của Trung Quốc.

Một lời hứa th́ lại càng khó ràng buộc quốc gia đă hứa. Ṭa án Quốc tế đă ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ư chí thực sự của một quốc gia đă hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của ḿnh hay không. Để xác định yếu tố “ư chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đă được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc ḿnh bằng cách kư thoả ước với quốc gia kia, th́ lời tuyên bố đó là thừa, và Ṭa sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực t́nh có ư muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. V́ vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.

Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc, New Zealand và Pháp, Pháp đă tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đă phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa v́ Pháp thực sự có ư muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.

Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lănh hải của Trung Quốc, không hề có ư định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đă phát biểu những lời tuyên bố trên trong t́nh trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đă phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.

Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là t́nh trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lư.

Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ th́ ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng ḥa trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, th́ estoppel không áp dụng, v́ như đă nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lănh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, th́ ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa chỉ là một sự phát biểu có ư nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.

Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ư chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ư muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel th́ các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời.

Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, th́ chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc gia đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.

C̣n những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật t́nh có ư muốn bị ràng buộc, th́ nó chẳng khác ǵ những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ư muốn của ḿnh, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. V́ vậy ư chí của quốc gia đóng một vai tṛ quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương.(5)

Ông Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn pḥng-Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) đă nhận xét: “Công hàm của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc trong lúc Mỹ đưa hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan mà thôi”.(6)

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi là xác đáng nhưng cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm văn Đồng không phải là ông không nh́n thấy mọi ư đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam v́ ông đă có kinh nghiệm và đă trả giá trong bàn đàm phán Geneve năm 1954, khi bàn về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương. Nhưng kinh nghiệm ấy cũng không ngăn ông được khi giải quyết các vấn đề biên giới, lănh thổ với Trung Quốc v́ Việt Nam đă tạo nên ấn tượng rằng Việt Nam đă tự nguyện chấp nhận những hy sinh v́ lợi ích của đường lối chung về “cùng tồn tại ḥa b́nh” đang thịnh hành trong thế giới xă hội chủ nghĩa lúc bấy giờ.

Nhưng quan trọng hơn hết, từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Quốc hội nước Việt Nam Cộng ḥa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt và hiện nay là là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Tất cả những chứng cứ mà phía Trung Quốc đưa ra đều vô hiệu!

Chú Thích:

(1) Nguồn:
http://news.xinhuanet.com/english201...c_13929394.htm
(2) www.fmprc.gov.cn, ngày 17/11/2000
(3) Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt-Trung về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Công an, Hà Nội, 1995, trang 105.
(4) BBC ngày 24-1-2008 và tổng hợp ư kiến của Tiến sĩ Balazs
(5) Từ Đặng Minh Thu,Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa-Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc,Thời Đại Mới, Số 11/7/2007).
(6) BBC Vietnamese.com ngày 18/09/2008. Bài “Trung Quốc xuyên tạc cử chỉ hữu nghị”.

*Bài viết do nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!

Phụ lục:


Nguồn: vi.wikipedia.org
Hanna_is_offline  
 
Page generated in 0.04602 seconds with 9 queries