View Single Post
Old 05-29-2011   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Trong trang mở đầu, tôi cũng nh́n nhận rằng Hoa Kỳ là một môi trường có nhiều cơ hội; một điều ít khi được khoa Mỹ-Á châu học nói đến, v́ sứ mạng của họ là đấu tranh cho sự b́nh đẳng của dân da màu. Tôi luôn luôn nhắc đến điều này trong lớp – rằng chuyện lên án, chỉ trích Hoa Kỳ chỉ nhằm mang lại một đất nước Hoa Kỳ tốt lành hơn để mọi người có thể chung sống, nhưng điều quan trọng cần nên nhớ là Hoa Kỳ có nhiều cơ hội hơn nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi sẽ nói lên điều này lần tới khi có một buổi nói chuyện ra mắt sách.

Cô cũng nhắc thêm: Chuyện hội nhập tiếng nói Việt-Mỹ trong chuyên khoa của tôi không phải chuyện thuận buồm xuôi mái. Tôi phải tranh đấu cho bộ môn Việt-Mỹ này hằng ngày. Tôi cần được sự ủng hộ (của anh và cộng đồng) trong nỗ lực này.

Những nghịch lư của Quá tŕnh và Lưỡng Hợp Tính Việt-Mỹ

Có phải khi mượn truyền thống Mỹ-Á châu học (Asian American Studies), một khoa mà có nhiều người c̣n cho là một môn học lai căng, thiếu tính chính thống, cô đă bỏ tất cả những người Việt Mỹ trong một rọ lạc loài, mất gốc, và trên một b́nh diện tiêu cực, di dân Da Màu chỉ biết tranh đấu chống lại những ǵ họ cho là bất công trong xă hội Mỹ để bù đắp cho chính những khiếm khuyết của riêng họ? Hoặc, trên b́nh diện tích cực, họ chỉ đ̣i hỏi chuyện hoàn thiện trong xă hội Mỹ mà không ngó ngàng đến những thiếu sót của chính quyền đương thời ở nước họ?

Đối với Việt Nam cũng vậy, những người có đầu óc phóng phoáng (liberal) trong khoa Asian American Studies vẫn thích đổ thừa chuyện háo chiến của Hoa Kỳ cho rằng Mỹ đă gây chiến ở Việt Nam mà quên rằng cuộc chiến và mầm mống Quốc-Cộng nhằm t́m chỗ đứng xứng đáng cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới (của thế kỷ 20) có thể đo bằng 2 cột mốc đă xảy ra hơn 50 năm trước khi quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam năm 1965: a) khi bác Hồ khởi sự chuyến đi lịch sử của ḿnh trên chiếc tàu thủy SS Amiral La Touche Tréville của Pháp, 1911, b) và khi Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă lên đoạn đầu đài đền nợ nước ở Yên Bái năm 1930).

Họ, cũng như giáo sư Pelaud, đă gán tội cho Hoa Kỳ trong chuyến di tản tang thương năm 1975, không đả động ǵ đến nguyên nhân căn cội đă khiến người Việt phải bỏ xứ ra đi. Bởi v́ bất chấp những chuyện tàn bạo, háo chiến – kể cả cuộc tháo chạy vừa qua của đồng minh Mỹ – cũng như sai lầm trong chiến tranh (mà cô không hề đối trọng với thể chế Bắc Việt) nhiều người Việt Mỹ không hề mặn mà với quan điểm này, ngược lại họ lại xem Hoa Kỳ như một đại ân nhân, một đất nước cung ứng nhiều cơ hội tốt cho họ tiến thân, một môi trường tự do, vừa đủ dân chủ để cho những người như cô và đi trước và sau cô có nhiều cơ hội đả phá và chỉ trích.

Đây là chưa nói đến Việt Nam và trường hợp những người ‘chạy theo bơ thừa sữa cặn của Mỹ‘, nếu như họ c̣n ở lại Việt Nam th́ chắc ǵ ngày nay họ đă đạt được những thành công họ đang có? Nếu cha mẹ họ là những người lạc lơng như cá ra khỏi nước, như cô Pelaud đă dẫn chứng, th́ chính những sự hy sinh này mà con cái họ đă thành công ngoài sức tưởng tượng.

Trong chương nói về Hybridity (Lưỡng hợp tính), cô nói; “Bằng cách tiếp cận với quá tŕnh không đồng đều khi người Việt Mỹ phải đương đầu với sự tàn bạo của Hoa Kỳ và Việt Nam trong bối cảnh thực dân và Chiến tranh Lạnh, tôi muốn phác họa một cuộc tranh luận phức tạp để hiểu thế nào là người Việt Mỹ và thế nào là biểu tượng để họ nhân danh.

Tuy thế chưa khi nào cô đưa bằng chứng hay thí dụ của những bài viết bằng tiếng Việt, lên án những điều kiện và hiện trạng xă hội Việt Nam, những chuyện đang chi phối diện mạo và biểu tượng tranh đấu của người Việt hải ngoại ngày nay.

Luận đề sẽ khai mào cho những cuộc đều nghiên sắp tới?


Có thể những đề tài giáo sư Pelaud đưa ra không sai, nhưng thiếu sót v́ nó không nói lên sự hài ḥa của một phần tử trong cộng đồng hải ngoại, những người chí ít đă thấm nhuần cả hai văn hóa Việt và Mỹ, họ có thể trao đổi, viết lách thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Nhất là nếu họ là những người toại nguyện với cuộc sống hiện tại trong xă hội Mỹ, thấu hiểu được sự tang thương của dân tộc nhưng có một cái nh́n b́nh tĩnh và trung thực hơn về những khó khăn cũng như những cơ hội cho người Việt Mỹ chen chân trong ḍng chính.

Tôi cũng thường mang một thắc mắc trầm luân về một ư tưởng phổ cập, xuyên quốc gia và xuyên văn hóa, về ư nghĩa, đạo lư và triết lư của cuộc sống trong kiếp người trên cơi trần ai: “Đời nay có một ai hay sắc dân nào lại có thể măn nguyện cho rằng ḿnh đă đạt được đỉnh cao của hạnh phúc và lư tưởng trong cuộc sống để không phải đấu tranh ǵ cho chính bản thân hay cho ai khác?” Trong ư tưởng đó thiết nghĩ luận đề về di dân châu Á bị đẩy ra bên lề của xă hội cũng là một chuyện đấu tranh hết sức hồ hỡi.

Nghe đến những chuyên đề trong sách của giáo sư Pelaud, như nỗi bất ổn trong cuộc sống, vô tổ quốc, không biết đâu là nhà (nhưng không phải vô gia cư không có nhà ở) tôi chợt bàng hoàng. Có phải gần ba mươi năm trước đây có phải tôi cũng giống như nhà văn Andrew Phạm (trong Catfish and Mandala) là một người không quê hương? Cảm giác hụt hẫng bị lạc lơng, lưu vong trên đất người có dằn vặt tôi trong bao nhiêu năm trời trước khi thi vào quốc tịch Mỹ không? Hay trong một thoáng bất an v́ một câu hỏi khi thi quốc tịch: Bạn có sẵn sàng cầm súng bảo vệ cho nền an ninh và độc lập Hoa Kỳ chống lại bất cứ một quốc gia hay thể chế nào không?

Tôi chợt thảng thốt có thể nào ḿnh lại chiến đấu chống lại Việt Nam, quê cha đất tổ của ḿnh? Bỗng dưng tôi cảm thấy an ủi, ḿnh có thể phản đối chiến tranh v́ lương tâm không cho phép (conscientious objector như những người Mỹ khác) nhưng tôi biết rằng tôi rất hănh diện được làm một công dân của một nước dân chủ hơn là một công dân nơi giá trị con người bị chà đạp và ngày nay ngay cả chuyện đấu tranh cho sự vẹn toàn của lănh thổ, của mảnh đất và biển đảo mà cha ông đă tốn biết nhau xương máu cũng bị ghép vào tội phản động.

C̣n nhiều đề tài khác mà tôi không tiện nêu ra đây, nhưng nếu ta thử h́nh dung đến cuộc di dân hàng thế kỷ của Do Thái và mường tượng trong trí tưởng tượng của ḿnh cảnh tượng 3 triệu di dân Việt Mỹ và quốc tế – nếu chẳng may Việt Nam bị Trung quốc đồng hóa một ngày nào đó – th́ họ có được như di dân Do Thái sẽ trở về để thành lập một nước Việt Nam mới, khi mà Việt Nam hiện thời không c̣n là một nước Việt Nam mà chúng ta hằng biết tới?

N. K. T. A.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_______________

(1) Catfish and Mandala (tiểu thuyết của Andrew Phạm), Fake House (tuyển tập truyện ngắn của Linh Đinh), Dust and Conscience (tập thơ Tân h́nh thức của Trần Trường), Monkey Bridge (tiểu thuyết của Lan Cao), The Book of Salt (Monique Trương).

(2) Andrew Lâm, Aimée Phan, Isabelle Thúy Pelaud, Trần Trường (thi sĩ), Vũ An (Andrew)

(3) E-mail của giáo sư Pelaud trả lời những bức xúc của tôi:

hello Thái-Anh,

I have two goals in writing this book:

1) speed up the process of integration of Vietnamese American voices in academia and in society (still marginal)

2) healing (for a certain segment of the community whose suffering is not seen due to negative stereotypes or emphasis on success).

i acknowledged America as a place of opportunity in the preface; something that is usually not discussed in AA Studies whose mission is to fight for equality for people of color. i always talk about this in class—that the criticism of America is only to make America a better place to live, but that it is important to always stay mindful that there are more opportunity here than in many places in the world. i will bring this up next time i have a speaking engagement.

the integration of VA voices in my field is not easy. i really have to fight for it everyday. i could use some support in this task.
Hanna_is_offline  
 
Page generated in 0.05359 seconds with 9 queries