
Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp nhưng không có quyền thực sự độc lập mà phải “chịu sự lănh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản. Điều này từng được tuyên truyền là “ưu việt” v́ giúp duy tŕ ổn định, thống nhất trong điều hành. Nhưng thực tế cho thấy, chính sự "toàn diện" này lại là điểm nghẽn lớn nhất cản trở hiệu quả quản trị quốc gia.
Trước hết, khi Đảng Cộng sản là cơ chế vừa lập ra chính sách, vừa cử người thực hiện, th́ không có cơ chế giám sát độc lập. Quyền lực tập trung không đi kèm kiểm soát dẫn đến lạm quyền, tham nhũng và hiệu ứng “lănh đạo đúng cả khi sai.” Các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh không phải do dân bầu hay Quốc hội chọn, mà do Đảng phân công, nghĩa là ḷng trung thành với Đảng quan trọng hơn năng lực với dân.
Thứ hai, việc điều hành quốc gia bị ràng buộc bởi các nghị quyết của Đảng, một hệ thống đầy tính khẩu hiệu, thiếu tính pháp lư nhưng lại có quyền lực vượt luật. Hệ quả là nhiều chính sách không dựa trên thực tiễn xă hội mà chỉ nhằm thực hiện "chỉ đạo từ trên", gây cứng nhắc và xa rời nhu cầu người dân. Ngoài ra, sự nhập nhằng giữa vai tṛ Đảng và Nhà nước khiến không ai chịu trách nhiệm khi sai phạm xảy ra. Cán bộ làm sai th́ “rút kinh nghiệm”, hiếm ai bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự trừ khi trở thành “con tốt thí” trong đấu đá nội bộ.
Việc Chính phủ bị đặt dưới sự chỉ đạo toàn diện không chỉ làm méo mó hệ thống phân quyền mà c̣n làm triệt tiêu sự năng động và sáng tạo trong điều hành. Một quốc gia muốn phát triển phải có một chính phủ hành động v́ lợi ích người dân, được giám sát bởi dân và chịu trách nhiệm trước dân, chứ không phải một bộ máy bị trói tay bởi “ư chí Đảng.”
Cái gọi là “sự lănh đạo toàn diện” thực chất là một cơ chế mà mọi thứ đều có thể chỉ đạo, trừ… hiệu quả và lương tâm. V́ làm đúng mà sai ư Đảng th́ vẫn bị kỷ luật, c̣n làm sai mà khéo báo cáo th́... lên chức. Một đất nước điều hành như thế th́ “ổn định” thật, ổn định trong tŕ trệ, bất công và lặp lại thất bại. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu Chính phủ không được tự quyết, không được dân bầu, không chịu trách nhiệm với dân, th́ gọi đó là “chính phủ” liệu có... hơi lạm dụng từ ngữ không? Đúng nhật là nên gọi là “Chú Phỉnh”
Lăo Thất